Giáo án Vật Lí 9 Bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật mới nhất
Giáo án Vật Lí 9 Bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật mới nhất
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Hiểu được biến trở là gì? và Hiểu được nguyên tắc hoạt động của biến trở.
- Mắc được biến trở vào mạch điện để điều chỉnh cđdđ trong mạch.
- Nhận ra được các biến trở dùng trong kĩ thuật.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng mắc và vẽ mạch điện có sử dụng bién trở.
3. Thái độ:
- Ham hiểu biết, sử dụng an toàn điện.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
II. CHUẨN BỊ:
1. Nhóm HS: +1biến trở con chạy; 3 điện trở kt có ghi trị số điện trở
+1 bóng đèn 2,5V- 1W, 1 công tắc;1 nguồn điện 6V.
+7 đoạn dây nối có vỏ cách điện và 3 điện trở ghi trị số vòng mầu.
2. GV đồ dùng dạy học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra
2. Bài mới
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
BIến trở ứng dụng và cách mắc như nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay | ||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Hiểu được biến trở là gì? và Hiểu được nguyên tắc hoạt động của biến trở. - Mắc được biến trở vào mạch điện để điều chỉnh cđdđ trong mạch. - Nhận ra được các biến trở dùng trong kĩ thuật. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở | ||
+ Yêu câù hs quan sát h 10.1 SGK và đối chiếu với các biến trở có trong bộ TN để chỉ rõ từng loại biến trở
+ Yêu cầu hs đối chiếu h 10.1 SGK với biến trở con chạy thật và yêu cầu hs chỉ ra đâu là 2 đầu ngoài cùng A; B của nó, đâu là con chạy và thực hiện C1; C2 + Đề nghị hs vẽ lại các kí hiệu sơ đồ của biến trở và dùng bút chì tô đậm phần biến trở cho dòng điện chạy qua nếu chúng được mắc vào mạch |
+ Từng hs thực hiện C1 để nhận dạng các loại biến trở
+ Thực hiện C2; C3 để tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở con chạy Vẽ lại các kí hiệu |
I.Biến trở
1.Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở C1: Có 3 loại biến trở: biến trở tay quay, con chạy, biến trở than( chiết áp) C2: Biến trở không có TD thay đổi điện trở vì khi thay đổi vị trí con chạy C thì không làm cho chiều dài dây thay đổi. C3: :Điện trở của mạch điện có thay đổi vì khi đó, nếu dịch con chạy hoặc tay quay sẽ làm thay đổi chiều dài phần dây có dòng điện chạy qua, do đó làm thay đổi điện trở của biến trở. + Kí hiệu biến trở: |
HĐ2: Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện | ||
+Theo dõi, vẽ sơ đồ mạch điện h 10.3 SGK và hướng dẫn hs có khó khăn
+ Quan sát giúp đỡ các nhóm khi thực hiện C6. Đặc biết lưu ý hs đẩy con chạy C về sát điểm N để biến trở có điện trở lớn nhất trước khi mắc nó vào mạch điện hoặc trước khi đóng công tắc ? Biến trở là gì và có thể được dùng để làm gì ? |
+ Thực hiện C4 để nhận dạng và kí hiệu sơ đồ của biến trở
+ Thực hiện C5; C6 và rút ra kết luận |
2.Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện
C4: Khi dịch chuyển con chạy sẽ làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua và do đó làm thay đổi điện trở của biến trở. C5: C6: Đèn sáng nhất phải dịch chuyển con chạy C về A. |
HĐ3: Nhận dạng hai loại biến trở dùng trong Kt | ||
? Nếu lớp than hay lớp kim loại dùng để cấu tạo các điện trở kĩ thuật mà rất mỏng thì các lớp này có tiết diện nhỏ hay lớn ?
? Khi đó tại sao lớp than hay kim loại này có thể có trị số điện trở lớn ? Yêu cầu 1 HS đọc trị số của điện trở hình(10.4a) và số HS khác thực hiện C8. |
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời C7 Học sinh đọc và trả lời C8 |
II.Các loại điện trở dùng trong kĩ thuật
C7: Lớp than hay lớp KL mỏng có thể có điện trở lớn vì tiết diện của chúng có thể rất nhỏ. C8: |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Câu 1 : Biến trở là: A. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh chiều dòng điện trong mạch. B. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ và chiều dòng điện trong mạch. C. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. D. điện trở không thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. Đáp án : C Câu 2 : Hiệu điện thế trong mạch điện có sơ đồ dưới được giữ không đổi. Khi dịch chuyển con chạy của biến trở dần về đầu N thì số chỉ của ampe kế sẽ thay đổi như thế nào? A. Giảm dần đi B. Tăng dần lên C. Không thay đổi D. Lúc đầu giảm dần, sau đó tăng dần lên Đáp án : A Câu 3 : Biến trở không có kí hiệu trong hình vẽ nào dưới đây? Đáp án : B Câu 4 : Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng về biến trở? A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số. B. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện. C. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện. D. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi chiều dòng điện trong mạch. Đáp án : D Câu 5 : Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị nào dưới đây? A. Có giá trị 0 B. Có giá trị nhỏ C. Có giá trị lớn D. Có giá trị lớn nhất Đáp án : D Câu 6 : Trên một biến trở có ghi 30Ω – 2,5A. Các số ghi này có ý nghĩa nào dưới đây? A. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A. B. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A. C. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A. D. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A. Đáp án : C Câu 7 : Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 2,5V và cường độ dòng điện định mức 0,4A được mắc với một biến trở con chạy để sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V. Để đèn sáng bình thường thì phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu? A. 33,7 Ω B. 23,6 Ω C. 23,75 Ω D. 22,5 Ω Đáp án : C Câu 8 : Người ta dùng dây nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6 Ω .m và có đường kính tiết diện là d1= 0,8mm để quấn một biến trở có điện trở lớn nhất là 20 Ω . Tính độ dài của đoạn dây nicrom cần dùng để quấn biến trở nói trên. A. 91,3cm B. 91,3m C. 913mm D. 913cm Đáp án : D |
||
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Yêu cầu HS thực hiện C9, C10
Gọi lượt trả lời Gọi học sinh khác nhận xét GV chốt lại |
Từng HS tham gia thảo luận và hoàn thành C9; C10 .
Học sinh trả lời Học sinh khác nhận xét Ghi vở |
III. Vận dụng:
C9: C10: + Chiều dài của dây hợp kim là: +Số vòng dây của biến trở là: |
4. Hướng dẫn về nhà:
Đọc lại phần “Có thể em chưa biết”
- Ôn lại các bài đã học
- Làm bài tập 10.1; 10.2 và 10.4 - SBT
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................