Giáo án Vật Lí 9 Bài 12: Công suất điện mới nhất
Giáo án Vật Lí 9 Bài 12: Công suất điện mới nhất
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa của số vôn và oát ghi trên các thiết bị tieu thụ điện
- Viết được công thức tính công suất điện của đoạn mạch
2. Kĩ năng:
- Lắp mạch điện và sử dụng các dụng cụ đo.
3. Thái độ:
- Trung thực, cẩn thận, yêu thích bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
II. CHUẨN BỊ.
1.Giáo viện:
- 1 bóng đèn 220V - 100W; 1 bóng đèn 220V- 25W đ¬ợc lắp trên bảng điện.
- 1 số dụng cụ điện nh¬ư máy sấy tóc, quạt trần
- Bảng 2 viết trên bảng phụ ( có thể bổ sung thêm cột tính tích U.I để HS rễ so sánh với công suất)
2.Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị:
- 1 bóng đèn 6V - 3W - 1 bóng đèn 6V - 6w
- 1 nguồn điện 6V. - 1 công tắc, 1 biến trở 20 - 2A
- 1 am pekế, 1 vôn kế.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài 11.2 và 11.3.
- 2 HS lên bảng:
Kết quả:
Bài 11.2: a, Rb = 2,4 ; b, d = 0,26mm.
Bài 11.3: b, Rb = 15 ; c, l = 4,545 m.
3. Bài mới:
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
GV: Cho HS quan sát 1 số dụng cụ điện (bóng đèn, máy sấy tóc.)
Kí hiệu biểu thị trên các thiết bị kia nói lên điều gì, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Hiểu được ý nghĩa của số vôn và oát ghi trên các thiết bị tieu thụ điện - Viết được công thức tính công suất điện của đoạn mạch Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Hoạt động 1: Đặt vấn đề. Công suất định mức của các dụng cụ điện | ||
Gọi HS đọc số được ghi trên các dụng cụ đó.
- GV: Bật công tắc 2 bóng đèn 220V – 100W; 220V – 25W. Gọi HS nhận xét độ sáng của 2 bóng đèn. - GV: So sánh số Oát ghi trên mỗi đèn? - GV: Yêu cầu HS trả lời C1. - GV: Số Oát là đơn vị của đại lượng nào? - GV: Kết luận. - GV: Số oát ghi trên dụng cụ dùng điện có ý nghĩa gì? - GV: Giới thiệu bảng 1/SGK-34. - GV: H¬ớng dẫn HS trả lời câu C3. - GV: Kết luận. Hình thành mối quan hệ giữa mức độ hoạt động mạnh, yếu của mỗi dụng cụ điện với công suất điện. Tích hợp MT: Khi sử dụng các dụng cụ điện trong gđ cần thiết cần sử dụng đúng công suất định mức. Để sử dụng đúng công suất định mức cần đặt vào dụng cụ điện đó hiệu điện thế định mức. Biện pháp: Đối với dụng cụ điện thì sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn hiệu điện thế định mức không gây ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng đối với một số dụng cụ khác nếu sử dụng dưới hiệu điện thế định mức có thể làm giảm tuổi thọ của chúng. |
- HS: Đọc số liệu ghi trên các dụng cụ điện. - HS: Quan sát, nhận xét. - HS: Trả lời. - HS: Trả lời C1. - HS: Trả lời C2. - HS: Đọc thông tin mục 2 và trả lời. Trả lời C3 Lắng nghe Chú ý lắng nghe |
I) Công suất định mức của các dụng cụ điện
1) số vôn và số oát trên các dụng cụ điện a, Số liệu ghi trên các dụng cụ điện. - Bóng đèn. - Bàn là. - Quạt điện. - Máy sấy tóc. B, Đóng công tắc K, quan sát. C1: Với cùng 1 hiệu điện thế, đèn có số oát lớn hơn thì sáng mạnh hơn, đèn có số oát nhỏ hơn thì sáng yếu hơn. C2: Số Oát là đơn vị của công suất. 2) ý nghĩa của số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện - Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện chỉ công suất định mức của dụng cụ đó. C3: Cùng 1 bóng đèn, khi sáng mạnh thì có công suất lớn hơn + Cùng 1 bếp điện lúc nóng ít hơn thì có công suất nhỏ hơn. |
2: Tìm hiểu công thức tính công suất điện. | ||
- GV: Gọi HS nêu mục đích TN - GV: Nêu các bước tiến hành TN? - GV : Yêu cầu HS tiến hành TN theo nhóm, ghi kết quả vào bảng 2. Trả lời C4. Thời gian : 7p - GV : Theo dõi, hướng dẫn các nhóm làm TN. - GV : Hết thời gian, yêu cầu các nhóm dừng TN, báo cáo kết quả. - GV : Tổ chức thảo luận lớp về kết quả của các nhóm. - GV: Nhận xét, kết luận. - GV : Công thức tính công suất điện ? - GV : Kết luận. |
- HS: Nêu mục đích TN.
- HS: Đọc SGK phần thí nghiệm và nêu đ¬ợc các b¬ớc tiến hành thí nghiệm. - HS : Hoạt động nhóm +Nhận dụng cụ thí nghiệm. +Nhóm trưởng phân công, điều hành hoạt động nhóm. + Ghi kết quả vào bảng 2. +Thảo luận, trả lời C4. - HS : Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS : Nêu công thức tính công suất điện, giải thích tên, đơn vị có mặt trong công thức. - HS : Đọc và trả lời C5. |
II. Công thức tính công suất điện
1.Thí nghiệm a, Mắc mạch điện theo sơ đồ 12.2 SGK Mắc bóng đèn 1 (6V – 3W) Đọc Vôn kế và Ampe kế b, Mắc bóng đèn 2 (6V – 6W) Đọc Vôn kế và Ampe kê. C4: Tích UI đối với mỗi bóng đèn có giá trị bằng công suất định mức ghi trên bóng đèn. 2) Công thức tính công suất điện P = UI Trong đó : P đo bằng oát (W) U đo bằng vôn (V) I đo bằng ampe(A) 1w = 1V.1A C5: P =UI và U= IR nên P = I2R P =UI và I = U/R nên P = U2/R |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Câu 1 : Công suất điện cho biết: A. khả năng thực hiện công của dòng điện. B. năng lượng của dòng điện. C. lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian. D. mức độ mạnh – yếu của dòng điện. Đáp án : C Câu 2 : Công thức liên hệ công suất của dòng điện, cường độ dòng điện, trên một đoạn mạch giữa hai đầu có hiệu điện thế U là: Đáp án : A Câu 3 : Có hai điện trở R1 và R2 = 2R1 được mắc song song vào một hiệu điện thế không đổi. Công suất điện P1 và P2 tương ứng trên hai điện trở này có mối quan hệ nào dưới đây? Đáp án : C Câu 4 : Trên nhiều dụng cụ trong gia đình thường có ghi 220V và số oát (W). Số oát này có ý nghĩa gì? A. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V. B. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V. C. Công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V. D. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V. Đáp án : B Câu 5 : Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là: A. 0,5A B. 2A C. 18A D. 1,5A Đáp án : A Câu 6 : Trên bàn là có ghi 220V – 1100W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là bao nhiêu? A. 0,2 Ω B. 5 Ω C. 44 Ω D. 5500 Ω Đáp án : C Câu 7 : Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220V – 100W. Trên bóng đèn dây tóc Đ2 có ghi 220V – 75W. Mắc song song hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất của đoạn mạch song song này. A. 225W B. 150W C. 120W D. 175W Đáp án : D Câu 8 : Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220V – 100W. Trên bóng đèn dây tóc Đ2 có ghi 220V – 75W. Mắc hai bóng đèn nối tiếp với nhau rồi mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất điện của đoạn mạch nối tiếp này, cho rằng điện trở của mỗi đèn khi đó bằng 50% điện trở của đèn đó khi sáng bình thường. A. 86,8W B. 33,3W C. 66,7W D. 85W Đáp án : A |
||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- GV : Yêu cầu HS trả lời C6, C7, C8.
- GV : Kết luận. |
- HS : Trả lời. | III. Vận dụng
C6:I = 0,341 A và R = 645Ω - Có thể dùng loại cầu chì loại 0,5A vì nó đảm bảo cho đèn hoạt động bình th¬ờng và sẽ nóng chảy, tự động ngắt mạch khi đoản mạch. C7: P = 4,8 W → R = 30Ω C8: P = 1000W =1kW |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Trên bóng đèn có ghi 220V – 55W
a) Tính điện trở của bóng đèn khi nó hoạt động bình thường (Cho rằng điện trở của nó không phụ thuộc vào nhiệt độ). b) Tính công suất tiêu thụ của bóng đèn khi sử dụng mạng điện có hiệu điện thế 200V. Khi đó bóng đèn hoạt động bình thường không? Có thể dùng cầu chì loại 0,6A cho bóng đèn này được không? |
4. Hướng dẫn về nhà:
- Làm các bài tập 12. 1 → 12.7. SBT.
- Học và xem trước nội dung bài 13.
- Nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................