Giáo án Vật Lí 9 Bài 48: Mắt mới nhất
Giáo án Vật Lí 9 Bài 48: Mắt mới nhất
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ (hay trên mô hình) hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.
- Hiểu được chức năng thuỷ tinh thể và màng lưới so sánh được dùng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh.
- Trình bày được KN sơ lược về sự điều tiết mắt, đặc điểm cực cận và điểm cực viễn.
- Biết cách thứ mắt.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là Mắt theo khía cạnh Vật lí.
- Biết cách xác định điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lí.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm
II. Chuẩn bị:
* GV: SGK, tài liệu tham khảo. Giáo án.
* HS: - 1 mô hình con mắt
- 1 bảng thử con mắt y tế
III. Tiến trình dạy học:
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
- GV: ? Nêu các bộ phận chính của máy ảnh? ở máy ảnh thông thường thì ảnh nhỏ hơn hay lớn hơn vật?
3. Bài mới:
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Mắt là bộ phận quan trọng của cơ thể
- hiêu thêm về ) hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới. - Hiểu được chức năng thuỷ tinh thể và màng lưới so sánh được dùng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh. Ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ (hay trên mô hình) hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới. - Hiểu được chức năng thuỷ tinh thể và màng lưới so sánh được dùng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
1: Tìm hiểu cấu tạo của mắt (10p) | ||
Đặt vấn đề: SGK - GV: Yêu cầu HS đọc tài liệu tìm hiểu cấu tạo của mắt. ?2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì? - GV: Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như TKHT ? Tiêu cự của nó có thể thay đổi như thế nào? - GV: Kết luận. - GV: Chiếu hình ảnh mắt và máy ảnh lên màn. Yêu cầu HS so sánh cấu tạo của mắt và máy ảnh. - GV: Kết luận. |
- HS: Tìm hiểu cấu tạo của mắt. Nêu tên hai bộ phận chính quan trọng của mắt. - HS: Trả lời. - HS: So sánh. |
I. Cấu tạo của mắt
1. Cấu tạo Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới - Thể thuỷ tinh là một TKHT, nó phồng lên dẹt xuống để thay đổi tiêu cự. - Màng lưới ở đáy mắt, tại đó ảnh hiện lên rõ 2. So sánh mắt và màng lưới C1: * Giống nhau: Thể thuỷ tinh và vật kính đều là TKHT - Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh. *Khác nhau: Thể thuỷ tinh có tiêu cự có thể thay đổi. - Vật kính có tiêu cự không thay đổi |
2: Tìm hiểu sự điều tiết của mắt. (10p) | ||
- GV: ?Để nhìn rõ vật thì mắt phải thực hiện quá trình gì?
? Sự điều tiết của mắt là gì? - GV: Tổ chức thảo luận lớp trả lời câu C2. ? Tiêu cự f của thể thuỷ tinh thay đổi như thế nào khi quan sát vật ở xa và vật ở gần. - GV: Kết luận trên màn hình. |
- HS: Trả lời. - HS: Hoạt động nhóm câu trả lời C2. - HS: Các nhóm trả lời. |
II. Sự điều tiết
Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thuỷ tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới. C2: Vật càng xa tiêu cự càng lớn. |
3: Điểm cực cận và điểm cực viễn (10p) | ||
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu tìm hiểu:
Điểm cực viễn là gì? Khoảng cực viễn là gì? - GV: Thông báo cho HS thấy người mắt tốt có thể nhìn thấy vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết. - GV: Treo bảng thử mắt y tê. Cho 1 vài HS kiểm tra thị lực của mắt. - GV: Điểm cực cận là gì? Khoảng cực cận là gì? - GV thông báo: Tại điểm cực cận mắt phải điều tiết nên mỏi mắt. - Yêu cầu HS xác định điểm cực cận, khoảng cực cận của mình. |
- HS: Tìm hiểu điểm cực viễn và khoảng cực viễn. - HS: Tự trả lời câu C3 - HS: Trả lời. - HS: Xác định điểm cực cận, khoảng cực cận của mình. |
III. Điểm cực cận và điểm cực viễn
1. Cực viễn - Là điểm xa nhất mà con mắt không còn nhìn thấy vật. (CV) - Khoảng cực viễn là khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt (OCV) C3: HS tự thực hiện 2. Cực cận - Cực cận là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ vật. (CC) - Khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt là khoảng cực cận. (OCC) C4: HS thực hiện |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Câu 1 : Bộ phận quan trọng nhất của mắt là: A. thể thủy tinh và thấu kính. B. thể thủy tinh và màng lưới. C. màng lưới và võng mạc. D. con ngươi và thấu kính. Câu 2 : Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là: A. ảnh ảo nhỏ hơn vật B. ảnh ảo lớn hơn vật C. ảnh thật nhỏ hơn vật D. ảnh thật lớn hơn vật Câu 3 : Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở: A. thể thủy tinh của mắt. B. võng mạc của mắt. C. con ngươi của mắt. D. lòng đen của mắt. Câu 4 : Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như: A. gương cầu lồi B. gương cầu lõm C. thấu kính hội tụ D. thấu kính phân kì Câu 5 : Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở A. trước màng lưới của mắt. B. trên màng lưới của mắt. C. sau màng lưới của mắt. D. trước tiêu điểm của thể thủy tinh của mắt. Câu 6 : Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách: A. thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới. B. thay đổi đường kính của con ngươi. C. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh. D. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến con ngươi. Câu 7 : Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là đúng? A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ. B. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được. C. Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt. D. Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất. Câu 8 : Hằng quan sát một cây thẳng đứng cao 12m cách chỗ Hằng đứng 25m. Biết màng lưới mắt của Hằng cách thể thủy tinh 1,5 cm. Chiều cao ảnh của cây trên màng lưới mắt Hằng là bao nhiêu? A. 7,2 mm B. 7,2 cm C. 0,38 cm D. 0,38m Câu 9 : Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2 cm, không đổi. Khi nhìn một vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màng lưới. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 1m. Câu 10 : Một người đứng cách một tòa nhà 25m để quan sát thì ảnh của nó hiện lên trong mắt cao 0,3 cm. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người đó là 2 cm. Tính a) Chiều cao của tòa nhà đó. b) Tiêu cự của thể thủy tinh lúc đó. |
||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- GV: Hướng dẫn giải câu C5? |
- HS: Trả lời C5. - HS: Trả lời C6. |
IV. Vận dụng
C5: Chiều cao của ảnh cột điện trên màng lưới là C6: Khi nhìn thấy 1 vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thuỷ tinh dài nhất - Khi nhìn thấy 1 vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thuỷ thể tinh ngắn nhất. |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- HS: Phân biệt được điểm cực cận và điểm cực viễn.
- HS: Đọc phần ghi nhớ và "có thể em chưa biết" |
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học phần ghi nhớ.
- Làm bài tập trong SBT. Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
- Nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................