X

Giáo án Vật Lí 9 chuẩn

Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn mới nhất


Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn mới nhất

Tải xuống

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Suy luận được rằng các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng vật liệu thì điện trở của chúng tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây ( Trên cơ sở vận dụng hiểu biết về điện trở tương đương của đoạn mạch song song)

- Bố trí và tiến hành TN kiểm tra mối quan hệ giữa điện trở và tiết diện của dây dẫn.

- Nêu được điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, làm từ cùng vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.

2. Kĩ năng:

Mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo điện trở của dây dẫn.

3. Thái độ:

Trung thực, có tinh thần hợp tác trong nhóm.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

II. CHUẨN BỊ:

1. HS: 2 đoạn dây dẫn bằng hợp kim cùng loại, có cùng dài nhưng tiết diện lần lượt là S1 và S2, 1 ampe kế ( 0,1 - 1,5A), 1 vôn kế ( 0,1 - 6V), 1 công tắc, 1 nguồn điện, 7 đoạn dây nối.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Kiểm tra: ? Trong một đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song, hiệu điện thế và cường độ dòng điện của đoạn mạch có quan hệ với hđt và cường độ dòng điện qua các điện trở thành phần ntn?

2. Bài mới

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV đặt vấn đề như SGK
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: - Suy luận được rằng các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng vật liệu thì điện trở của chúng tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây ( Trên cơ sở vận dụng hiểu biết về điện trở tương đương của đoạn mạch song song)

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hoạt động 1. nêu dự đoán về sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây.
- Yêu cầu HS vận dụngkiến thức về điện trở tương đương trong đoạn mạch mắc song song để trả lời C1.

- Yêu cầu 1 HS trả lời, HS khác nhận xét.

- Từ câu trả lời C1

→ Dự đoán sự phụ thuộc của R vào S qua C2.

- Cá nhân HS làm C1:

R2 = R/2

R3 = R/3

- HS nêu dự đoán về sự phụ thuộc cảu R vào S

I. Dự đoán sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây.

C1:

R2 = R/2

R3 = R/3

C2: Tiết diện tăng gấp 2 lần thì điểntở của dây giảm 2 lần R2 = R/2

Tiết diện tăng gấp 3 lần thì điện trở của dây giảm mất 3 lần : R3 = R/3

- Các dây dẫn có cùng chiều dài làm từ cùng một vật liệu, nếu tiết diện của dây lớn gấp bao nhiêu lần thì điện trở của nó giảm đI bấy nhiêu lần.

- Vậy R tỉ lệ nghịch với tiết diện

2.Thí nghiệm kiểm tra dự đoán
- GV: ta phải tiến hành TN kiểm tra dự đoán trên.

- Gọi 1 HS lên bảng vẽ nhanh sơ đồ mạch điện kiểm tra → Từ đó nêu dụng cụ càn thiết để làm TN, các bước TN.

- Yêu cầu HS làm TN kiểm tra theo nhóm để hoàn thành bảng 1.

- GV thu kết quả TN của các nhóm → Hướng dẫn thảo luận chung.

- Yêu cầu so sánh với dự đoán để rút ra nhận xét.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu phần 3. Tính tỉ số Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn mới nhất và so sánh với tỉ số Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn mới nhất thu từ bảng 1.

- Gọi 1HS nhắc lại kết luận về mqh giữa R và S → Vận dụng.

- 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện TN kiểm tra.

- Hiểu được các bước tiến hành TN kiểm tra.

+ Mắc mạch điện theo sơ đồ.

+ Thay các điện trở R được làm từ cùng một vật liệu, cùng chiều dài, tiết diện S khác nhau.

+ Đo các giá trị U, I Tính R.

+ So sánh với dự đoán rút ra nhận xét TN.

- HS các nhóm lấy dụng cụ TN, tiến hành TN theo các bước đã thống nhất.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả TN.

- HS vận dụng công thức tính diện tích hình tròn để so sánh → Rút ra công thức:

II. Thí nghiệm kiểm tra.

- So sánh với dự đoán để Hiểu được KL: Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây

- Nhận xét: áp dụng công thức tính diện tích hình tròn ta có:

Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn mới nhất
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1 : Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?

A. S1R1 = S2R2

B. Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn mới nhất

C. R1R2 = S1S2

D. Cả ba hệ thức trên đều sai

Đáp án : A

Câu 2 : : Hai dây dẫn bằng nhôm có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là I1, S1, R1 và I2, S2, R2. Biết Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn mới nhất và S1 = 2S2. Lập luận nào sau đây về mối quan hệ giữa các điện trở R12 của hai dây dẫn này là đúng?

A. Chiều dài lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở lớn gấp 4.2 = 8 lần. Vậy R1 = 8.R2.

B. Chiều dài lớn gấp 4 lần thì điện trở nhỏ hơn 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở lớn gấp 2 lần. Vậy Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn mới nhất .

C. Chiều dài lớn gấp 4 lần thì điện trở lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở nhỏ hơn 2 lần. Vậy R1 = 2.R2.

D. Chiều dài lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở nhỏ hơn 4.2 = 8 lần. Vậy Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn mới nhất

Đáp án : C

Câu 3 : Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?

A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài khác nhau.

B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau.

C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.

D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.

Đáp án : B

Câu 4 : Một dây cáp điện bằng đồng có lõi là 15 sợi dây đồng nhỏ xoắn lại với nhau. Điện trở của mỗi sợi dây đồng nhỏ này là 0,9 Ω . Tính điện trở của dây cáp điện này.

A. 0,6 Ω

B. 6 Ω

C. 0,06 Ω

D. 0,04 Ω

Đáp án : C

Câu 5 : Một dây dẫn đồng chất có chiều dài Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn mới nhất , tiết diện đều S có điện trở là 8 Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn mới nhất . Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?

A. 4 Ω

B. 6 Ω

C. 8 Ω

D. 2 Ω

Đáp án : D

Câu 6 : Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 5 mm2 và điện trở R1 = 8,5 Ω . Dây thứ hai có tiết diện S2 = 0,5 mm2. Tính điện trở R2.

A. 8,5 Ω

B. 85 Ω

C. 50 Ω

D. 55 Ω

Đáp án : B

Câu 7 : Hai dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, có điện trở, chiều dài và tiết diện tương ứng là R1, Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn mới nhất , S1 và R2, Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn mới nhất , S2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?

Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn mới nhất

Đáp án : C

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành C3.

- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài, gọi HS khác nhận xét.

→ yêu cầu HS hoàn thành C5.

- GV thu bài 1 số HS kiểm tra và nhận xét.

Gọi HS đưa ra các lí luận khác để tính R2.

- Gợi ý: Để tính R2, đi so sánh R1, R2 với một điện trở R3 nào đó có cùng chất liêu, chiều dài,còn tiết diện

Cá nhân hs hoàn thành C3

- Cá nhân HS hoàn thành C5.

C3:

Vì 2 dây dẫn đều bằng đồng, có cùng chiều dài → Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn mới nhất → R1 = 3 R2

Điện trở của dây dẫn thứ nhất gấp 3 lần điểntở của dây thứ hai.

C4:

- C5:

Cách 1: Dây dẫn thứ 2 có chiều dài l2 = l1/2 nên có điện trở nhỏ hơn 2 lần, đồng thời có tiết diện S2 = 5S1 nên điện trở nhỏ hơn 5 lần.Kết quả là dây thứ hai có điện trở nhỏ hơn 2.5 = 10 lần R2 = R1/ 10 = 50Ω

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

* Nghiên cứu cách mắc đường dây tải trong hệ thống đường dây tải điện 500kV của nước ta

Mỗi đường dây tải trong hệ thống đường dây tải điện 500kV của nước ta gồm bốn dây mắc song song với nhau. Mỗi dây này có tiết diện 373 mm2, do đó có thể coi rằng mỗi đường dây tải có tiết diện tổng cộng là 373 mm2.4 = 1492 mm2. Cách mắc dây như vậy làm cho điện trở của đường dây tải nhỏ hơn so với khi dùng một dây.

Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn mới nhất

4. Hướng dẫn về nhà:

Với cách lí luận tương tự C5, về nhà làm C6 và bài tập 8.1, 8.2, 8.3, 8.4.

Ôn lại bài 7, 8.

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Tải xuống

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: