Giáo án Vật Lí 9 Tiết 51: Kiểm tra 1 tiết mới nhất
Giáo án Vật Lí 9 Tiết 51: Kiểm tra 1 tiết mới nhất
PHẦN I. TRẮC NGHỆM (2 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng
Câu 1 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều?
A. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
C. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên tác dụng hoá học của dòng điện.
D. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên tác dụng cơ học của dòng điện.
Câu 2 : Có một bóng đèn mắc vào hiệu điện thế 24V không đổi, đèn sáng bình thường. Thay bằng nguồn điện xoay chiều cũng có hiệu điện thế 24V, độ sáng đèn sẽ:
A. Sáng mờ hơn
B. Vẫn sáng bình thường
C. Sáng nhiều hơn bình thường
D. Không sáng vì đèn này không thể mắc vào nguồn điện xoay chiều.
Câu 3 : Biết PQ là mặt phân cách giữa không khí và nước, I là điểm tới, SI là tia tới, IN là pháp tuyến. Đường truyền của tia sáng từ không khí sang nước là:
Câu 4 : Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của TKPK. Ảnh A'B' của AB có tính chất gì?
A. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
B. Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.
C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật, lớn hơn vật.
D. Ảnh ảo, cùng chiều với vật, nhỏ hơn vật.
PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1 (2 điểm) : Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy biến thế?
Câu 2 (6 điểm) : Vật sáng AB có độ cao h được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự d. Điểm A cách thấu kính một khoảng d = 2f.
a. Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính hội tụ?
b. Tính chiều cao h’ của ảnh và khoảng cách d’ từ ảnh tới quang tâm ?
Đáp án + Thang điểm
I/ Trắc nghiệm. (2 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | A | B | B | D |
II/ Tự luận. (8 điểm)
Câu 1 :
+ Cấu tạo: Gồm hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau quấn trên một lõi sắt.
+ Hoạt động : Đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế thì ở hai đầu cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
Câu 2 :
a) (2 điểm) Ảnh của một vật đặt trước thấu kính hội tụ một khoảng bằng 2f:
b) (4 điểm) Ta có BI = AO = 2f = 2OF’ ⇒ OF’ là đường trung bình của ΔB’BI
⇒ OB’ = OB ⇒ ΔA’B’O = ΔABO ⇒ OA’ = OA = 2f ⇒ A’B’ = AB.