Giáo án Khoa học tự nhiên 9 năm 2024 (cả ba sách) | Giáo án KHTN 9
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tài liệu Giáo án Khoa học tự nhiên 9 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều mới, chuẩn nhất bám sát mẫu giáo án KHTN 9 của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn KHTN 9 theo chương trình mới.
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 năm 2024 (cả ba sách)
Xem thử Giáo án KHTN 9 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 9 CTST Xem thử Giáo án KHTN 9 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 9 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
Giáo án KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học - Kết nối tri thức
I. Mục tiêu
Sau khi học sinh học xong bài này, sẽ đạt được:
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được một số dụng cụ và hóa chất sử dụng trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 9.
- Trình bày được các bước viết và trình bày báo cáo; làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để tìm hiểu cách nhận biết một số dụng cụ, hóa chất; cách thuyết trình một vấn đề khoa học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng với các bạn trong nhóm hỗ trợ nhau nhận biết được dụng cụ và hóa chất, thảo luận để làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ phát sinh khi làm việc với các bạn, thực hiện nhiệm vụ của gv giao.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận biết và sử dụng một số dụng cụ, hóa chất.
- Biết cách bảo quản hóa chất, dụng cụ thí nghiệm.
- Xây dựng được bài báo cáo, thuyết trình về một vấn đề khoa học.
3. Về phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Thích thú nhận biết các dụng cụ và hóa chất sử dụng trong dạy học môn KHTN 9.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Trung thực, cẩn thận trình bày bài thuyết trình một vấn đề khoa học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Bài giảng ppt, laptop.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Vở ghi + SGK + Đồ dùng học tập + Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi tính tò mò của học sinh đối với bài học.
b. Nội dung: GV nêu tình huống có vấn đề: Để kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cần tiến hành thí nghiệm. Làm thế nào lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Dự đoán: Để lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp giúp thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn ta cần:
- Tìm hiểu về cấu tạo, chức năng (công dụng) của dụng cụ, hóa chất.
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, những lưu ý khi thực hiện thí nghiệm với dụng cụ và hóa chất.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV nêu tình huống có vấn đề: Để kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cần tiến hành thí nghiệm. Làm thế nào lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn? * Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận HS trả lời câu hỏi của GV. (Dự kiến ở mục c. sản phẩm) * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. |
Bài 1. Nhận biết một số dụng cụ, hóa chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 2.1: Giới thiệu một số dụng cụ và cách sử dụng
a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được một số dụng cụ và cách sử dụng.
b. Nội dung:
- GV cho HS xem hình ảnh của một số dụng cụ thí nghiệm quang học:
+ HS xem nguồn sáng và biết các bộ phận của nguồn sáng.
+ HS xem bản bán trụ và bảng chia độ.
+ HS quan sát hình ảnh bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính.
- GV cho HS xem hình ảnh của một số dụng cụ thí nghiệm điện tử:
+ HS quan sát điện kế.
+ HS quan sát đồng hồ đo điện đa năng.
................................
................................
................................
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 9 Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học - Chân trời sáng tạo
I. Mục tiêu
Sau khi học sinh học xong bài này, sẽ đạt được:
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được một số dụng cụ và hóa chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 9.
- Trình bày được các bước viết và trình bày báo cáo; làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để tìm hiểu cách nhận biết một số dụng cụ, hóa chất; quy trình viết và trình bày báo cáo khoa học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng với các bạn trong nhóm hỗ trợ nhau nhận biết được dụng cụ và hóa chất, thảo luận để làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ phát sinh khi làm việc với các bạn, thực hiện nhiệm vụ của GV giao.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận biết và sử dụng một số dụng cụ, hóa chất.
- Biết cách bảo quản hóa chất, dụng cụ thí nghiệm.
- Xây dựng được bài báo cáo, thuyết trình về một vấn đề khoa học.
3. Về phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Thích thú nhận biết các dụng cụ và hóa chất sử dụng trong dạy học môn KHTN 9.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Trung thực, cẩn thận trình bày bài thuyết trình một vấn đề khoa học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Bài giảng ppt, laptop.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Vở ghi + SGK + Đồ dùng học tập + Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi tính tò mò của học sinh đối với bài học.
b. Nội dung: GV nêu tình huống có vấn đề: Phòng thực hành ở trường phổ thông thường được sử dụng để làm các thí nghiệm thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Trong môn Khoa học tự nhiên 9 có những dụng cụ và hóa chất nào cần dùng cho các thí nghiệm? Để giới thiệu một vấn đề khoa học cần phải làm báo cáo, thuyết trình. Các bước viết, trình bày báo cáo và làm bài thuyết trình một vấn đề khoa học như thế nào?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Dự đoán câu trả lời của học sinh:
Trong môn Khoa học tự nhiên 9 có những dụng cụ và hóa chất cần dùng cho các thí nghiệm:
+ Một số dụng cụ: Tiêu bản nhiễm sắc thể người, lăng kính, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì,….
+ Một số hóa chất: Đá vôi, vôi sống, glucoso, saccharose,…
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV nêu tình huống có vấn đề: Phòng thực hành ở trường phổ thông thường được sử dụng để làm các thí nghiệm thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Trong môn Khoa học tự nhiên 9 có những dụng cụ và hóa chất nào cần dùng cho các thí nghiệm? Để giới thiệu một vấn đề khoa học cần phải làm báo cáo, thuyết trình. Các bước viết, trình bày báo cáo và làm bài thuyết trình một vấn đề khoa học như thế nào? * Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời câu hỏi của GV. (Dự kiến ở mục c. sản phẩm) * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. |
Mở đầu Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hóa chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 2.1: Giới thiệu một số dụng cụ, hóa chất
a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được một số dụng cụ và hóa chất.
b. Nội dung:
- GV phát cho HS các dụng cụ thực hành thí nghiệm trong môn Khoa học tự nhiên 9, để học sinh thử gọi tên và nêu công dụng. Dụng cụ nào gọi tên sai hoặc nói công dụng sai thì GV chuẩn lại kiến thức cho HS.
- GV chiếu hình 1.1 cho HS quan sát và đặt câu hỏi:
- GV đặt câu hỏi 1: Hãy cho biết những dụng cụ ở Hình 1.1 được sử dụng để hỗ trợ học tập lĩnh vực nào trong môn Khoa học tự nhiên 9.
- GV giới thiệu một số hóa chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên trong hình 1.2.
- GV đặt câu hỏi 2: Trong số các hợp chất được chỉ ra ở Hình 1.2, em hãy cho biết những hóa chất nào thường gặp trong tự nhiên, những hóa chất nào thường sử dụng trong sản xuất bánh, kẹo.
- GV đặt câu hỏi 3: Vì sao hóa chất đựng trong chai, lọ, bao bì phải được dán nhãn với đầy đủ thông tin?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Trả lời câu hỏi 1:
Những dụng cụ ở Hình 1.1 được sử dụng để hỗ trợ học tập lĩnh vực sinh học và vật lí học trong môn Khoa học tự nhiên 9.
Trả lời câu hỏi 2:
- Những hóa chất thường gặp trong tự nhiên là đá vôi, vôi sống.
- Những hóa chất thường sử dụng trong sản xuất bánh, kẹo là glucoso, saccharose.
Trả lời câu hỏi 3:
Hóa chất đựng trong chai, lọ, bao bì phải được dán nhãn với đầy đủ thông tin giúp người sử dụng biết và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, giám sát,…
................................
................................
................................
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
Giáo án KHTN 9 Bài 1: Công và công suất - Cánh diều
I. Mục tiêu
Sau khi học sinh học xong bài này, sẽ đạt được:
1. Về kiến thức:
- Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công.
- Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công và công suất.
- Tính được công và công suất trong một số trường hợp đơn giản.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để tìm hiểu công và công suất.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng với các bạn trong nhóm hỗ trợ nhau thực hiện được nhiệm vụ GV giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ phát sinh khi làm việc với các bạn, thực hiện nhiệm vụ của gv giao.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận biết khi nào thì lực thực hiện công.
- So sánh tốc độ thực hiện công của vật.
- Liệt kê được đơn vị thường dùng đo công và công suất.
- Vận dụng được công thức tính công và công suất.
3. Về phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Yêu thích, hứng thú với kiến thức công và công suất.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Trung thực, cẩn thận trình bày bài thuyết trình một vấn đề khoa học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Bài giảng ppt, laptop.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Vở ghi + SGK + Đồ dùng học tập + Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi sự tò mò của học sinh về công và công suất.
b. Nội dung:
GV nêu tình huống có vấn đề: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã kéo hàng trăm khẩu pháo có khối lượng vài tấn vào trận địa trên những tuyến đường dài hàng trăm kilômét (hình 1.1).
Ở hoạt động này, bộ đội đã tác dụng lực và làm dịch chuyển các khẩu pháo, ta nói bộ đội đã thực hiện công cơ học. Vậy công cơ học được xác định như thế nào?
- GV dẫn dắt vào bài mới: Có phải lực nào cũng thực hiện được công cơ học? Và công thức tính công cơ học là gì? Chúng ta cùng vào bài học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Dự đoán: Công có học có giá trị bằng lực tác dụng lên vật nhân với quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực: A = F.s.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu tình huống có vấn đề. - GV mời một vài HS trả lời câu hỏi nêu trên tình huống. * Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời câu hỏi của GV. (Dự kiến ở mục c. Sản phẩm) * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới. |
Bài 1. Công và công suất |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khi nào lực thực hiện công cơ học
a. Mục tiêu: Biết được khi nào lực thực hiện công.
b. Nội dung:
- GV lấy ví dụ để HS phán đoán trường hợp nào thì lực thực hiện công cơ học.
VD: Có một bệnh nhân nằm trên xe cáng và một nhân viên y tế đẩy xe cáng làm xe chuyển động. Theo em, có những lực nào tác dụng lên xe cáng và lực nào làm xe cáng chuyển động.
Từ đó em hãy cho biết: Lực nào thực hiện công và khi nào thì lực thực hiện công?
- GV chốt câu trả lời và kết luận.
- GV yêu cầu HS lấy thêm một vài ví dụ hoạt động em đã thực hiện công trong cuộc sống hàng ngày và giải thích.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3 và cho biết: Các lực được mô tả trong hình 1.3 có sinh công hay không? Vì sao?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
* Dự đoán:
- Các lực tác dụng lên xe cáng là:
+ Trọng lượng của bệnh nhân tác dụng lên xe cáng một lực ép phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.
+ Mặt đất tác dụng lên xe cáng một lực đẩy phương thẳng đứng, chiều hướng lên.
+ Nhân viên y tế tác dụng lên xe cáng một lực đẩy theo phương ngang.
- Lực làm xe cáng chuyển động là lực đẩy của nhân viên y tế. Lực thực hiện công khi lực đó làm cho vật chuyển động.
- Ví dụ:
+ Đầu tàu hỏa kéo các toa tàu bằng một lực có phương nằm ngang làm các toa tàu dịch chuyển theo hướng của lực. Ta nói, lực kéo của đầu tàu đã thực hiện công.
+ Vận động viên ném quả tạ bằng một lực có phương nằm ngang làm quả tạ bay ra xa theo hướng của lực. Ta nói, lực của tay người đã thực hiện công.
- Hình 1.3a: Lực trong hình này có sinh công vì thùng hàng có di chuyển theo hướng của lực tác dụng.
- Hình 1.3b: Lực trong hình này không sinh công vì túi xách không di chuyển theo hướng của lực tác dụng.
................................
................................
................................
Xem thử Giáo án KHTN 9 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 9 CTST Xem thử Giáo án KHTN 9 CD
Giáo án 9 các môn học hay khác: