Giáo án Tin 7 năm 2023 (cả ba sách) | Giáo án Tin học 7 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Tài liệu Giáo án Tin học 7 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo BGD giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Tin 7 theo chương trình mới.
Giáo án Tin học 7 năm 2023 (cả ba sách)
Xem thử Giáo án Tin 7 KNTT Xem thử Giáo án Tin 7 CTST Xem thử Giáo án Tin 7 CD
Chỉ 100k mua trọn bộ Giáo án Tin 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Giáo án Tin học 7 Chân trời sáng tạo
Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng
Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra
Thời gian thực hiện: (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
- Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.
- Biết được chức năng của mỗi loại thiết bị vào – ra trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
- Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
- Nêu được ví dụ về thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho máy tính.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
+ Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
- Năng lực tin học:
+ Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
+ Biết thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có ý thức đối với việc sử dụng thông tin.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV Tin học 7.
- Máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng (nếu có).
- Máy tính có kết nối với máy chiếu.
- Tranh ảnh liên quan đến bài học.
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi Tin học 7.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 1. Thiết bị vào và thiết bị ra.
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG
- Tiết 1: phần Khởi động và mục 1, 2 phần Khám phá.
- Tiết 2: mục 3 phần Khám phá và phần Luyện tập.
- Tiết 3: phần Thực hành và phần Vận dụng.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS biết được các thiết bị của máy tính và chức năng của từng loại để hỗ trợ hoạt động thông tin của con người.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc SGK, phát biểu, thảo luận để nêu chức năng của từng thiết bị ở Hình 1 trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về chức năng của những thiết bị trong Hình 1.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nhắc lại kiến thức bài cũ: Ở lớp 6, HS đã được biết mô hình hoạt động xử lí thông tin của con người gồm 3 bước cơ bản: tiếp nhận thông tin vào; xử lí, lưu trữ; đưa thông tin ra. HS cũng đã biết máy tính được chế tạo để hỗ trợ xử lí thông tin của con người với các thành phần cơ bản gồm: thiết bị vào; thiết bị xử lí, lưu trữ; thiết bị ra.
- GV gợi ý, yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết chức năng của các thiết bị ở Hình 1.
- GV giới thiệu sơ lược về bộ xử lí trung tâm (CPU – Central Processing Unit), được xem như bộ não của máy tính, là bộ phận thực hiện xử lí thông tin trong máy tính.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 1, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:
+ Chức năng của các thiết bị ở Hình 1 trong SGK là:
Chuột, bàn phím: tiếp nhận thông tin vào.
Màn hình, loa: đưa thông tin ra.
CPU, ổ đĩa cứng: xử lí, lưu trữ thông tin.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu kĩ hơn các thiết bị trong Hình 1 đâu là thiết bị vào, đâu là thiết bị ra, hay đâu là thiết bị vừa có chức năng vào – ra, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
................................
................................
................................
Giáo án Tin học 7 Cánh diều
Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng
Bài 1: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết được các thiết bị vào – ra cơ bản và thông dụng nhất.
- Biết được có nhiều loại máy tính cá nhân với các kiểu thiết bị vào – ra khác nhau.
- Biết được một số thiết bị có thể vừa là đầu vào vừa là đầu ra.
2. Năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b) Năng lực riêng:
- Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Tổ chức và trình bày thông tin.
3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Chuẩn bị bài giảng, máy chiếu.
- Sách giáo khoa.
- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi
- Kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động (mở đầu)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
- Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Tổ chức thực hiện:
+ GV yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi sau:
Câu hỏi khởi động: Theo em, nên nói “một chiếc máy tính xách tay” hay “một bộ máy tính xách tay”? Vì sao?
Trả lời: Nên nói “một chiếc máy tính xách tay” vì các bộ phận của nó gắn liền với thân máy.
+ GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi.
+ GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
+ GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài:
Để tìm hiểu những thiết bị vào – ra của máy tính bao gồm những gì, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân.
2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính để bàn
- Mục tiêu: Nắm được thế nào là thiết bị vào – ra và các loại thiết bị vào ra
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
- Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 2: Tìm hiểu Thiết bị vào ra cơ bản cho máy tính xách tay
a) Mục tiêu: Nắm được Thiết bị vào ra cơ bản cho máy tính xách tay.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 3: Tìm hiểu Thiết bị vào ra cơ bản cho máy tính bảng và điện thoại thông minh
a) Mục tiêu: Nắm được Thiết bị vào ra cơ bản cho máy tính bảng và điện thoại thông minh
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
3. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b) Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập.
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
GV cho HS nhắc lại kiến thức:
TÓM TẮT BÀI HỌC - Máy tính là một hệ thống gồm các bộ phận để xử lí thông tin và các thiết bị vào – ra. - Bàn phím, chuột, màn hình là các thiết bị vào – ra cơ bản; micro, tai nghe, loa là các thiết bị vào – ra thông dụng khác. - Màn hình cảm ứng vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra. |
HS: Nhắc lại các vấn đề đã học
- GV yêu cầu HS làm các bài tập sau:
................................
................................
................................
Giáo án Tin học 7 Kết nối tri thức
Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng
Bài 1: Thiết bị vào - ra
Môn học: Tin Học; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.
- Biết được chức năng của các thiết bị vào ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
- Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
- Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho thiết bị và hệ thống xử lí thông tin.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề
3. Phẩm chất:
- Có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị.
- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Chuẩn bị bài giảng, máy chiếu.
- Sách giáo khoa.
- Chuẩn bị hình ảnh các thiết bị ngoại vi thông dụng của máy tính.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) (5 phút)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra
d) Tổ chức thực hiện:
- GV dẫn dắt và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ở lớp 6, các em đã biết, máy tính cần phải có bốn thành phần để hỗ trợ con người xử lí thông tin. Đó là thiết bị vào, thiết bị ra, bộ xử lí và bộ nhớ, trong đó thiết bị vào – ra đóng vai trò quan trọng, giúp máy tính trao đổi dữ liệu với thế giới bên ngoài.
Em hãy kể tên một số thiết bị vào, thiết bị ra mà em biết?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và dẫn vào bài.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu thiết bị vào – ra (15 phút)
a) Mục tiêu: Nắm được thế nào là thiết bị vào – ra và các loại thiết bị vào - ra
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của hoạt động.
d) Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động của GV và HS |
1. Thiết bị vào - ra - Thiết bị vào được dùng để đưa thông tin vào máy tính như bàn phím, chuột, micro, … - Thiết bị ra được dùng để đưa dữ liệu từ máy tính ra bên ngoài như màn hình, máy in, loa, … - Thực tế, thiết bị vào – ra được thiết kế rất đa dạng đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của người sử dụng: máy chiếu, bộ điều khiển game, màn hình cảm ứng, tấm cảm ứng (touchpad), … - Một số thiết bị vào – ra còn thực hiện cả chức năng lưu trữ, xử lí dữ liệu. Chẳng hạn: loa thông minh, máy ảnh hay máy ghi hình kĩ thuật số, … Ghi nhớ: - Thiết bị vào được dùng để nhập dữ liệu và mệnh lệnh vào máy tính. - Thiết bị ra gửi thông tin từ máy tính ra để con người nhận biết được - Các thiết bị vào – ra có nhiều loại, có những công dụng và hình dạng khác nhau. Đáp án câu hỏi củng cố kiến thức: 1. C 2. D |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Tổ chức các hoạt động HĐ 1: GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau: ? Em hãy quan sát Hình 1.1 và trả lời các câu hỏi sau: 1. Các thiết bị trong hình làm việc với dạng thông tin nào? 2. Thiết bị nào tiếp nhận thông tin và chuyển vào máy tính? 3. Thiết bị nào nhận thông tin từ máy tính đưa ra bên ngoài? HĐ 2: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi sau: 1. Mỗi thiết bị vào – ra trong Hình 1.2 làm việc với dạng thông tin nào? Thiết bị nào có cả hai chức năng vào và ra? 2. Máy chiếu là thiết bị vào hay thiết bị ra? Máy chiếu làm việc với dạng thông tin nào? 3. Bộ điều khiển game (Hình 1.3.a) là thiết bị vào hay thiết bị ra? 4. Màn hình cảm ứng (Hình 1.3.b) là thiết bị vào, thiết bị ra hay có cả hai chức năng vào và ra? HS: Trả lời - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố: Câu 1. Em hãy cho biết máy ảnh nhập dữ liệu dạng nào vào máy tính? A. Con số B. Văn bản C. Hình ảnh D. Âm thanh Câu 2. Thiết bị nào chuyển âm thanh từ máy tính ra bên ngoài? A. Máy ảnh B. Micro C. Màn hình D. Loa * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk, thảo luận và trả lời câu hỏi + GV: Quan sát và hỗ trợ nếu cần thiết. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu an toàn thiết bị
................................
................................
................................
Xem thử Giáo án Tin 7 KNTT Xem thử Giáo án Tin 7 CTST Xem thử Giáo án Tin 7 CD