Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án): Một số hiểu biết về an ninh mạng


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDQP 10.

Trắc nghiệm GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án): Một số hiểu biết về an ninh mạng

Câu 1.Môi trường mà trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua mạng viễn thông và mạng máy tính được gọi là

A. mạng.

B. an ninh mạng.

C. viễn thông.

D. truyền thông.

Câu 2. “Sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của Cơ quan, tổ chức, cá nhân” - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Mạng.

B. An ninh mạng.

C. Viễn thông.

D. Truyền thông.

Câu 3. Luật An ninh mạng năm 2018 gồm

A. 07 chương, 34 điều

B. 07 chương, 43 điều.

C. 08 chương, 34 điều

D. 08 chương, 43 điều

Câu 4.Bộ luật nào dưới đây quy định những nội dung cơ bản về: bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân?

A. Luật An ninh quốc gia (năm 2004).

B. Luật Cảnh sát biển Việt Nam (năm 2018).

C. Luật An ninh mạng (năm 2018).

D. Luật Quốc phòng (năm 2018).

Câu 5.Hành vi nào dưới đây không bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng?

A. Xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.

B. Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông.

C. Đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc.

D. Đăng tải những thông tin, video clip quảng bá hình ảnh đẹp về đất nước Việt Nam.

Câu 6. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng?

A. Đăng tải, phát tán thông tin có nội dung tuyên truyền chống phá nhà nước.

B. Sản xuất những video clip quảng bá hình ảnh đẹp về con người Việt Nam.

C. Đăng tải lên facebook những hình ảnh liên quan đến kỉ niệm của bản thân.

D. Tuyên truyền, quảng cáo các hàng hóa thuộc danh mục pháp luật cho phép.

Câu 7. Khi tham gia không gian mạng, trẻ em không có quyền

A. tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội.

B. giữ bí mật cá nhân và bí mật đời sống riêng tư.

C. cung cấp, phát tán thông tin cá nhân của người khác.

D. học tập và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.

Câu 8. Thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân được gọi là

A. thông tin cá nhân.

B. bí mật quốc gia.

C. thông tin an ninh.

D. bí mật quốc phòng.

Câu 9. Thông tin nào dưới đây không thuộc thông tin cá nhân?

A. Số căn cước công dân.

B. Địa chỉ liên hệ.

C. Họ tên, ngày sinh.

D. Tên một bộ phim.

Câu 10. Thông tin nào dưới đây không thuộc bí mật cá nhân?

A. Hồ sơ y tế.

B. Hồ sơ nộp thuế.

C. Số thẻ tín dụng.

D. Họ tên, ngày sinh.

Câu 11. Hành vi nào dưới đây không phải là thủ đoạn đánh cắp thông tin cá nhân người dùng?

A. Gửi tin nhắn có chứa các đường dẫn tới trang mạng do đối tượng xấu lập sẵn.

B. Lập các trang mạng với nội dung hấp dẫn (có chứa mã độc).

C. Gửi thư điện tử đính kèm các tệp tin có chứa mã độc.

D. Đăng tải những video clip quảng bá hình ảnh đẹp về đất nước Việt Nam.

Câu 12. Ý nào sau đây không phải là biện pháp để bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng là?

A. Kích hoạt tính năng xác thực nhiều bước để bảo vệ tài khoản người dùng.

B. Không trả lời những tin nhắn từ người lạ được gửi đến trên mạng xã hội.

C. Đặt mật khẩu đơn giản, dễ nhớ cho các thiết bị: máy tính, điện thoại…

D. Thường xuyên kiểm tra quyền riêng tư, tính bảo mật trên thiết bị.

Câu 13. Hành vi nào dưới đây được phép thực hiện khi tham gia vào không gian mạng?

A. Chia sẻ các thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh, xã hội.

B. Tự ý xâm nhập vào máy tính cá nhân, điện thoại của người khác.

C. Cài đặt chương trình tin học có chứa mã độc vào máy tính của nhà trường.

D. Trao đổi, học tập qua thư điện tử hoặc các dịch vụ nhắn tin trên mạng xã hội.

Câu 13.Gần đây, T thường xuyên nhận được tin nhắn từ người lạ qua mạng xã hội Facebook với những lời lẽ lăng mạ, xúc phạm. T tâm sự với anh trai và nhận được lời khyên là không nên nhắn tin lại, cần đổi mật khẩu tài khoản mạng xã hội, chặn tin nhắn từ người lạ. T thực hiện theo lời khuyên của anh trai, đồng thời, qua tìm hiểu, T biết: người nhắn tin lăng mạ mình chính là P (bạn cùng lớp với T, do P đã có mâu thuẫn với T từ trước đó).

Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã vi phạm luật an ninh mạng?

A. Bạn T.

B. Anh trai của T.

C. Bạn P.

D. Bạn T và bạn P.

Câu 14. K và P vốn là bạn thân từ hồi học tiểu học. Khi học lớp 10, do những bất đồng quan điểm trong nhiều vấn đề nên mối quan hệ giữa K và P dần trở nên xa cách. Vì giận bạn nên K đã đăng tải lên facebook những câu chuyện bí mật và thông tin cá nhân của P để chế giễu.

Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã vi phạm luật an ninh mạng?

A. Bạn K.

B. Bạn P.

C. Cả hai bạn K và P.

D. Không có bạn nào.

Câu 15. Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi

Lợi dụng tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ông X đã: tuyên truyền sai lệch chủ trương, đường lối chống dịch của Nhà nước; lôi kéo, xúi giục, kích động người dân trong thôn chống đối lại chính quyền.

Đọc các thông tin do ông X đăng tải, bạn P rất bức xúc và đã nhanh chóng tố giác tới cơ quan công an; trong khi đó, bạn V lại có thái độ ngược lại. V cho rằng: hành động của ông X không sai vì tất cả mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận, hơn nữa, ông X đã có công lớn khi dám đấu tranh để nói lên những “mặt trái của xã hội”. Với suy nghĩ đó, V đã không ngần ngại chia sẻ ngay tất cả những thông tin/ bài viết mà ông X đăng tải.

Theo em, nhân vật nào không vi phạm quy định trong luật an ninh mạng?

A. Ông X.

B. Bạn V.

C. Bạn P.

D. Ông X và bạn V.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: