Luật Nghĩa vụ quân sự là gì? Độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm
Luật Nghĩa vụ quân sự là gì? Độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm
Với loạt bài Giải bài tập Giáo dục Quốc phòng lớp 11 ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Giáo dục quốc phòng lớp 11 từ đó đạt điểm cao trong bài thi Giáo dục quốc phòng 11.
Câu 2 trang 26 Giáo dục quốc phòng lớp 11: Luật Nghĩa vụ quân sự là gì? Độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự.
Trả lời:
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Giới thiệu khái quát về luật
Luật NVQS gồm: 09 chương, 61 điều.
Bố cục:
Chương 1: Gồm 10 điều: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Chương 2: Gồm 10 điều: ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ QUẢN LÝ CÔNG DÂN TRONG ĐỘ TUỔI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Chương 3: Gồm 9 điều: PHỤC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ TẠI NGŨ VÀ HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ DỰ BỊ
Chương 4: Gồm 11 điều: NHẬP NGŨ VÀ XUẤT NGŨ TRONG THỜI BÌNH
Chương 5: Gồm 3 điều: NHẬP NGŨ THEO LỆNH ĐỘNG VIÊN, XUẤT NGŨ KHI BÃI BỎ TÌNH TRẠNG CHIẾN TRANH HOẶC TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ QUỐC PHÒNG
Chương 6: Gồm 5 điều: CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ NGÂN SÁCH BẢO ĐẢM TRONG VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Chương 7: Gồm 4 điều: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Chương 8: Gồm 2 điều: XỬ LÝ VI PHẠM
Chương 9: Gồm 2 điều: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự:
a. Những quy định chung.
* Một số khái niệm:
- NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam. Làm nghĩa vụ quân sự gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị.
+ Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ .
+ Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị.
+ Công dân làm nghĩa vụ quân sự (tại ngũ và dự bị) nam đến hết 45 tuổi, nữ đến hết 40 tuổi.
* Nghĩa vụ của quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị.
- Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân và nhà nước CHXHCN việt nam. Nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ vững chắc tổ quốc việt nam XHCN và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
- Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội .
- Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, thể lực, không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu.
* Những nghĩa vụ quân nhân nói lên bản chất cách mạng của quân đội, của mỗi quân nhân và yêu cầu họ phải luôn trau dồi bản chất cách mạng đó.
- Mọi quân nhân (tại ngũ và dự bị) trong thời gian tập trung làm nhiệm vụ có quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Mọi công dân nam: không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hoá hay nơi cư trú…có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân việt nam.
- Do phụ nữ có đặc điểm về thể chất và sinh hoạt, khó hoạt động trong quân đội nên luật quy định: “Công dân nữ trong độ tuổi từ 18 - 40 có chuyên môn cần cho quân đội, trong thời bình phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luỵện. Nếu tự nguyện có thể được phục vụ tại ngũ. Trong thời chiến: Theo quy định của chính phủ, công dân nữ được gọi nhập ngũ và đảm nhiệm công tác thích hợp”.
b. Chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ.
- Huấn luyện quân sự phổ thông (giáo dục quốc phòng).
- Đào tạo cán bộ nhân viên có chuyên môn kỹ thuật cho quân đội - Đăng ký nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam giới đủ 17 tuổi, nữ đủ 18 tuổi trở lên - nhằm nắm chắc lực lượng để gọi thanh niên nhập ngũ năm sau.
c. Phục vụ tại ngũ trong thời bình.
- Độ tuổi gọi nhập ngũ là nam công dân từ đủ 18 tuổi → hết 25 tuổi, công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.