Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 11 Bài 2 có đáp án
Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 11 Bài 2 có đáp án
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 11 Bài 2 gồm 30 câu trắc nghiệm có đáp án, chọn lọc, học sinh sẽ có thêm tài liệu ôn tập từ đó đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng lớp 11.
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự cần thiết ban hành luật nghĩa vụ quân sự?
A. Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam.
B. Tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
C. Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Phục vụ mục tiêu xây dựng quân đội hùng mạnh hàng đầu khu vực châu Á.
Câu 2. Kế thừa và phát huy chế độ tình nguyện tòng quân, miền Bắc Việt Nam bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự từ năm nào?
A. Năm 1960.
B. Năm 1976.
C. Năm 1976.
D. Năm 1986.
Câu 3. Ở Việt Nam, chế độ nghĩa vụ quân sự được thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm nào?
A. Năm 1960.
B. Năm 1976.
C. Năm 1976.
D. Năm 1986.
Câu 4. Cấu trúc Luật nghĩa vụ quân sự 2005 của Việt Nam bao gồm:
A. Lời giới thiệu, 10 chương, 70 điều.
B. Lời nói đầu, 11 chương, 71 điều.
C. Thư ngỏ, 12 chương, 72 điều.
D. Lời hiệu triệu, 13 chương, 73 điều.
Câu 5. Ở Việt Nam, theo Luật nghĩa vụ quân sự 2005, công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự trong độ tuổi từ
A. 15 đến 45 tuổi.
B. 20 đến 50 tuổi.
C. 18 đến 45 tuổi.
D. 18 đến 25 tuổi.
Câu 6. Ở Việt Nam, theo Luật nghĩa vụ quân sự 2005, độ tuổi phục vụ tại ngũ của công dân là từ
A. 15 đến hết 45 tuổi.
B. 20 đến hết 50 tuổi.
C. 18 đến hết 45 tuổi.
D. 18 đến hết 25 tuổi.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị?
A. Nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
B. Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
C. Kiên quyết bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.
D. Chỉ cần chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội; không quan tâm đến luật pháp.
Câu 8. Ở Việt Nam, đối tượng nào dưới đây không được thực hiện nghĩa vụ quân sự?
A. Công dân là nam giới.
B. Công dân là nữ giới.
C. Người đang bị giam giữ.
D. Người theo đạo Công giáo.
Câu 9. Ở Việt Nam, trong thời bình, công dân nữ trong trong độ tuổi bao nhiêu có trách nhiệm đăng kí nghĩa vụ quân sự?
A. 18 tuổi đến 45 tuổi.
B. 20 tuổi đến 45 tuổi.
C. 18 tuổi đến 40 tuổi.
D. 20 tuổi đến 40 tuổi.
Câu 10. Theo Luật nghĩa vụ quân sự 2005, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là
A. 17 tháng.
B. 18 tháng.
C. 19 tháng.
D. 20 tháng.
Câu 11. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kĩ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh lính trên tàu hải quân là
A. 21 tháng.
B. 22 tháng.
C. 23 tháng.
D. 24 tháng.
Câu 12. Công dân nam thuộc trường hợp nào dưới đây không được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình?
A. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.
B. Công dân đi du học ở nước ngoài có thời gian đào tạo dưới 6 tháng.
C. Học sinh học tập theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS.
D. Học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội.
Câu 13. Công dân thuộc trường hợp nào dưới đây không được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình?
A. Con của liệt sĩ, con của thương – bệnh binh hạng một.
B. Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ.
C. Con trai/ gái của thương – bệnh binh hạng ba.
D. Cán bộ viên chức đã phục vụ trên 24 tháng ở vùng sâu, vùng xa.
Câu 14. Hạ sĩ quan và binh sĩ khi xuất ngũ sẽ được hưởng trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp tạo việc làm tương đương với
A. 6 tháng lương cơ bản.
B. 12 tháng lương cơ bản.
C. 18 tháng lương cơ bản.
D. 24 tháng lương cơ bản.
Câu 15. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ từ tháng thứ mấy thì được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng?
A. Từ tháng thứ 22 trở đi.
B. Từ tháng thứ 25 trở đi.
C. Từ tháng thứ 27 trở đi.
D. Từ tháng thứ 30 trở đi.
Câu 16. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ từ tháng thứ mấy thì được hưởng thêm 200% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng?
A. Từ tháng thứ 19 trở đi.
B. Từ tháng thứ 20 trở đi.
C. Từ tháng thứ 21 trở đi.
D. Từ tháng thứ 22 trở đi.
Câu 17. Ở Việt Nam, hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ được hưởng chính sách nào dưới đây?
A. Cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc men…
B. Được hưởng phụ cấp quân hàm và nghỉ phép ngay từ khi mới nhập ngũ.
C. Được cấp quyền sở hữu nhà ở và đất canh tác theo quy định của Nhà nước.
D. Hàng tháng được nhận tiền trợ cấp tương đương 6 tháng lương cơ bản.
Câu 18. Hạ sĩ quan và binh sĩ khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, xuất ngũ về địa phương được hưởng quyền lợi nào sau đây?
A. Ưu tiên trong tuyển sinh, tuyển dụng hoặc giải quyết việc làm.
B. Được cấp quyền sở hữu nhà ở và đất canh tác tại địa phương.
C. Nhận trợ cấp xuất ngũ tương đương với 12 tháng lương cơ bản.
D. Được tuyển thẳng vào tất cả các trường Đại học/ Cao đẳng.
Câu 19. Việc kiểm tra sức khỏe cho những người đăng kí nghĩa vụ quân sự lần đầu sẽ được thực hiện khi công dân
A. 16 tuổi.
B. 17 tuổi.
C. 18 tuổi.
D. 19 tuổi.
Câu 20. Việc kiểm tra sức khỏe cho những người đăng kí nghĩa vụ quân sự lần đầu do cơ quan nào phụ trách?
A. Cơ quan quân sự cấp huyện (quận).
B. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện (quận).
C. Ban chỉ huy quân sự cấp huyện (quận).
D. Hội đồng khám sức khỏe cấp xã (phường).
Câu 21. Cơ quan nào phụ trách việc khám sức khỏe cho những người trong diện được gọi nhập ngũ?
A. Cơ quan quân sự cấp huyện (quận).
B. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện (quận).
C. Ban chỉ huy quân sự cấp huyện (quận).
D. Hội đồng khám sức khỏe cấp xã (phường).
Câu 22. Nội dung nào không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong việc tuân thủ Luật nghĩa vụ quân sự?
A. Học tập chính trị, quân sự, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức.
B. Chấp hành quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự.
C. Đi kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
D. Chỉ thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự khi bản thân thấy hứng thú.
Câu 23. Theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là
A. 18 tháng.
B. 24 tháng.
C. 30 tháng.
D. 36 tháng.
Câu 24. Theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015, đối với trường hợp: công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ, thì độ tuổi nhập ngũ là từ
A. 18 đến hết 25 tuổi.
B. 18 đến hết 27 tuổi.
C. 20 đến hết 25 tuổi.
D. 20 đến hết 27 tuổi.
Câu 25. Theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015, trường hợp nào dưới đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình?
A. Là lao động duy nhất trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động.
B. Là con của liệt sĩ hoặc con của thương binh hạng một.
C. Cán bộ công chức đã phục vụ trên 24 tháng ở vùng đặc biệt khó khăn.
D. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân.
Câu 26. Theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015, trường hợp nào dưới đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình?
A. Là lao động duy nhất trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động.
B. Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
C. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân.
D. Sinh viên đang được đào tạo trình độ Đại học/ Cao đẳng hệ chính quy.
Câu 27. Theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015, đối tượng nào dưới đây được miễn đăng kí nghĩa vụ quân sự trong thời bình?
A. Người đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích.
B. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
C. Người đang chấp hành hình phạt tù/ cải tạo không giam giữ.
D. Người khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần.
Câu 28. Theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015, trường hợp nào dưới đây không được đăng kí nghĩa vụ quân sự trong thời bình?
A. Người khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần.
B. Công dân là nữ giới từ 18 đến hết 40 tuổi.
C. Công dân là nam giới từ 18 đến hết 45 tuổi.
D. Người bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 29. Một trong những điểm mới của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 so với Luật nghĩa vụ quân sự 2005 là gì?
A. Quy định thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng.
B. Kéo dài tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự của sinh viên đến hết 25 tuổi.
C. Miễn gọi nhập ngũ đối với con của thương – bệnh binh hạng ba.
D. Tạm hoãn nhập ngũ đối với con liệt sĩ, con của thương binh hạng một.
Câu 30. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điểm mới của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 so với Luật nghĩa vụ quân sự 2005?
A. Quy định thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng.
B. Kéo dài tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự của sinh viên đến hết 27 tuổi.
C. Người lao động được trả lương cho ngày nghỉ để đi khám nghĩa vụ quân sự.
D. Miễn đăng kí nghĩa vụ quân sự cho các công dân nữ từ 18 đến hết 40 tuổi.