Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 12 có đáp án


Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 12 có đáp án

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 12 có đáp án

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 12 với trên 200 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án, chọn lọc được biên soạn và sưu tầm sẽ giúp học sinh sẽ có thêm ôn tập từ đó đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng lớp 12.

Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 12 Bài 1 có đáp án

Câu 1. Thứ tự thực hiện các bước tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang

A. tập hợp => điểm số => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.

B. điểm số => chỉnh đốn hàng ngũ => tập hợp => giải tán.

C. tập hợp => chỉnh đốn hành ngũ => điểm số => giải tán.

D. điểm số => tập hợp => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.

Câu 2. Người kí quyết định ban hành Điều lệnh Đội ngũ là

A. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

B. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

C. Thủ tướng Chính phủ.

D. Chủ tịch Quốc hội.

Câu 3. Hình ảnh dưới đây mô tả về hình thức tập hợp đội hình tiểu đội nào?

Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 12 Bài 1 có đáp án

A. Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc.

B. Đội hình tiểu đội 2 hàng dọc.

C. Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang.

D. Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang.

Câu 4. Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Điều lệnh Đội ngũ quy định động tác đội ngũ từng người, đội ngũ từng đơn vị từ cấp

A. trung đoàn đến cấp đại đoàn.

B. trung đoàn đến cấp sư đoàn.

C. tiểu đội đến cấp trung đoàn.

D. tiểu đoàn đến cấp lữ đoàn.

Câu 5. So với đội hình trung đội 1 hàng ngang, đội hình trung đội 2 hàng ngang không thực hiện bước nào dưới đây?

A. Tập hợp.

B. Điểm danh.

C. Chỉnh đốn hàng ngũ.

D. Giải tán.

Câu 6. Khi kiểm tra gióng hàng, trung đội trưởng phải làm gì?

A. Nghiêng đầu qua phải/ trái để kiểm tra theo chuẩn.

B. Nghỉ tại chỗ, đưa mắt bao quát toàn bộ đội hình.

C. Thực hiện động tác qua phải/ trái để kiểm tra.

D. Đứng nghiêm tại chỗ để kiểm tra toàn đội hình.

Câu 7. Trong đội hình trung đội 1 hàng ngang/ dọc, khi thấy các chiến sĩ đã đứng vào vị trí tập hợp, tại vị trí chỉ huy, tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh gì?

A. “THÔI”.

B. “ĐIỂM SỐ”.

C. “ĐƯỢC”.

D. “GIẢI TÁN”.

Câu 8. Trong đội hình trung đội 1 hàng dọc/ ngang, toàn trung đội sẽ điểm số từ 1 đến hết khi nghe dứt khẩu lệnh nào dưới đây?

A. “Từng trung đội điểm danh”.

B. “Điểm danh”.

C. “Từng tiểu đội điểm số”.

D. “Điểm số”.

Câu 9. Khi gióng hàng, thấy các chiến sĩ đã đứng thắng hàng, tiểu đội trưởng hô động lệnh gì?

A. “THÔI”.

B. “ĐIỂM SỐ”.

C. “ĐƯỢC”.

D. “GIẢI TÁN”.

Câu 10. Trong quá trình tập hợp, hình thức đội hình nào dưới đây phải thực hiện điểm số?

A. Đội hình trung đội 1 hàng dọc.

B. Đội hình trung đội 2 hàng dọc.

C. Đội hình tiểu đội 2 hàng dọc.

D. Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang.

Câu 11. Trong quá trình tập hợp, hình thức đội hình nào dưới đây không phải thực hiện điểm số?

A. Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc.

B. Đội hình trung đội 1 hàng dọc.

C. Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang.

D. Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang.

Câu 12. Hình thức nào dưới đây không thuộc đội ngũ tiểu đội?

A. Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang.

B. Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang.

C. Đội hình tiểu đội 2 hàng dọc.

D. Đội hình tiểu đội 4 hàng dọc.

Câu 13. Trong đội hình tiểu đội 1 hàng ngang, tiểu đội trưởng đứng ở vị trí nào?

A. Chính giữa đội hình, cách đội hình 3 – 5 bước.

B. Chếch về bên trái, cách đội hình từ 5 – 8 bước.

C. Chếch về bên phải, cách đội hình từ 3 – 5 bước.

D. Liền kề phía bên trái chiến sĩ mang số hiệu 01.

Câu 14. Trong đội hình trung đội 1 hàng ngang, trung đội trưởng đứng ở vị trí nào?

A. Chính giữa đội hình, cách đội hình 3 – 5 bước.

B. Chính giữa đội hình, cách đội hình 5 – 8 bước.

C. Chếch về bên trái, cách đội hình từ 3 – 5 bước.

D. Chếch về bên trái, cách đội hình từ 5 – 8 bước.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng đội hình tiểu đội 2 hàng dọc?

A. Các chiến sĩ mang số hiệu lẻ (1; 3; 5; 7) đứng hàng dọc bên phải.

B. Các chiến sĩ mang số hiệu chẵn (2; 4; 6) đứng hàng dọc bên trái.

C. Cự li giãn cách giữa hai hàng dọc là khoảng 70 cm.

D. Các chiến sĩ đứng thành 2 hàng dọc phía trước tiểu đoàn trưởng.

Câu 16. Thứ tự thực hiện các bước tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng dọc

A. điểm số => chỉnh đốn hành ngũ => giải tán.

B. điểm số => chỉnh đốn hàng ngũ => tập hợp => giải tán.

C. tập hợp => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.

D. điểm số => tập hợp => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.

Câu 17. Thứ tự thực hiện các bước tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng ngang

A. tập hợp => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.

B. điểm số => chỉnh đốn hàng ngũ => tập hợp => giải tán.

C. điểm số => chỉnh đốn hành ngũ => giải tán.

D. điểm số => tập hợp => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.

Câu 18. Điều lệnh Đội ngũ là văn bản quy phạm pháp luật thuộc hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước do

A. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kí quyết định ban hành.

B. Chủ tịch nước kí quyết định ban hành.

C. Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao kí quyết định ban hành.

D. Chủ tịch Quốc hội kí quyết định ban hành.

Câu 19. Thứ tự thực hiện các bước tập hợp đội hình trung đội 3 hàng ngang

A. điểm số => chỉnh đốn hàng ngũ => tập hợp => giải tán.

B. tập hợp => điểm số => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.

C. tập hợp => chỉnh đốn hành ngũ => điểm số => giải tán.

D. điểm số => tập hợp => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.

Câu 20. Hình ảnh dưới đây mô tả về hình thức tập hợp đội hình trung đội nào?

Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 12 Bài 1 có đáp án

A. Đội hình trung đội 1 hàng dọc.

B. Đội hình trung đội 2 hàng dọc.

C. Đội hình trung đội 1 hàng ngang.

D. Đội hình trung đội 2 hàng ngang.

Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 12 Bài 2 có đáp án

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tính chất của nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam?

A. Của dân.

B. Do dân.

C. Vì dân.

D. Khoa học.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân?

A. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và chống phong kiến.

B. Phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại.

C. Củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu của Đảng, Nhà nước, nhân dân.

D. Thể chế hóa các chủ trương của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Câu 3. Việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam không nhằm thực hiện mục đích nào dưới đây?

A. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

C. Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

D. Giữ môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng tư bản chủ nghĩa.

Câu 4. Một trong những nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân là

A. bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, tòa vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.

B. giữ vững sự ổn định và phát triển của mọi hoạt động trong đời sống xã hội.

C. đấu tranh chống lại các hành động gây rối, phá hoại, lật đổ của các thế lực phản động.

D. giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, tài sản của mỗi gia đình và công dân.

Câu 5. Một trong những nhiệm vụ xây dựng nền an ninh nhân dân là

A. bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, tòa vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.

B. đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc và đời sống nhân dân.

C. đấu tranh chống lại các hành động gây rối, phá hoại, lật đổ của các thế lực phản động.

D. ngăn chặn, đánh bại mọi âm mưu và hành động “Diễn biến hòa bình” của thù địch.

Câu 6. Tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được hiểu là

A. ý chí quyết tâm của nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

B. khả năng về kinh tế của đất nước có thể khai thác nhằm củng cố quốc phòng, an ninh.

C. khả năng về khoa học và công nghệ có thể khai thác phục vụ cho quốc phòng, an ninh.

D. khả năng về vật chất, tinh thần có thể huy động, phục vụ cho nhiệm vụ quân sự.

Câu 7. Tiềm lực kho học – công nghệ của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được hiểu là

A. ý chí quyết tâm của nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

B. khả năng về kinh tế của đất nước có thể khai thác nhằm củng cố quốc phòng, an ninh.

C. khả năng về khoa học và công nghệ có thể khai thác phục vụ cho quốc phòng, an ninh.

D. khả năng về vật chất, tinh thần có thể huy động, phục vụ cho nhiệm vụ quân sự.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân?

A. Là điều kiện vật chất đảm bảo cho sức mạnh quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

B. Là khả năng kinh tế của đất nước có thể khai thác nhằm củng cố quốc phòng, an ninh.

C. Là cơ sở vật của các tiềm lực khác (chính trị, khoa học – công nghệ, quân sự...).

D. Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự.

Câu 9. Tiềm lực nào dưới đây được coi là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh; ảnh hưởng trực tiếp đến khoa học quân sự?

A. Tiềm lực chính trị, tinh thần.

B. Tiềm lực quân sự - an ninh.

C. Tiềm lực khoa học – công nghệ.

D. Tiềm lực kinh tế.

Câu 10. Tiềm lực nào dưới đây được hỏi là: khả năng tiềm tàng về vật chất, tinh thần có thể huy động tạo thành sức mạnh phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, an ninh cho chiến tranh?

A. Tiềm lực chính trị, tinh thần.

B. Tiềm lực quân sự - an ninh.

C. Tiềm lực khoa học – công nghệ.

D. Tiềm lực kinh tế.

Câu 11. Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân cần tập trung vào nhiệm vụ nào dưới đây?

A. Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh; nâng cao cảnh giác cách mạng.

B. Đảm bảo cơ sở vật chất cho quốc phòng, an ninh trong thời bình và thời chiến.

C. Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật.

D. Xây dựng quân đội và công an theo hướng: cách mạng, chính quy, tinh huệ, hiện đại.

Câu 12. Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân cần tập trung vào nhiệm vụ nào dưới đây?

A. Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh; nâng cao cảnh giác cách mạng.

B. Đảm bảo cơ sở vật chất cho quốc phòng, an ninh trong thời bình và thời chiến.

C. Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật.

D. Xây dựng quân đội và công an theo hướng: cách mạng, chính quy, tinh huệ, hiện đại.

Câu 13. Xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân cần tập trung vào nhiệm vụ nào dưới đây?

A. Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh; nâng cao cảnh giác cách mạng.

B. Đảm bảo cơ sở vật chất cho quốc phòng, an ninh trong thời bình và thời chiến.

C. Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật.

D. Xây dựng quân đội và công an theo hướng: cách mạng, chính quy, tinh huệ, hiện đại.

Câu 14. Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân cần tập trung vào nhiệm vụ nào dưới đây?

A. Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh; nâng cao cảnh giác cách mạng.

B. Đảm bảo cơ sở vật chất cho quốc phòng, an ninh trong thời bình và thời chiến.

C. Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật.

D. Thực hiện công tác giáo dục quốc phòng – an ninh với mọi đối tượng. 

Câu 15. Tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được biểu hiện ở

A. năng lực lãnh đạo của Đảng với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

B. khả năng phát triển khoa học, đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật.

C. cơ sở vật chất kĩ thuật có thể huy động cho quốc phòng, an ninh.

D. khả năng duy trì và không ngừng phát triển của các lực lượng vũ trang.

Câu 16. Tiềm lực quốc phòng, an ninh của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được biểu hiện ở

A. năng lực lãnh đạo của Đảng với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

B. khả năng phát triển khoa học, đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật.

C. cơ sở vật chất kĩ thuật có thể huy động cho quốc phòng, an ninh.

D. khả năng duy trì và không ngừng phát triển của các lực lượng vũ trang.

Câu 17. Tiềm lực khoa học, công nghệ của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được biểu hiện ở

A. năng lực lãnh đạo của Đảng với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

B. nguồn dự trữ sức người, sức của ở thời bình khi chuyển sang thời chiến.

C. cơ sở vật chất kĩ thuật có thể huy động cho quốc phòng, an ninh.

D. khả năng duy trì và không ngừng phát triển của các lực lượng vũ trang.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biểu hiện của tiềm lực chính trị, tinh thần trong nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân?

A. Năng lực lãnh đạo của Đảng với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

B. Ý chí quyết tâm của nhân dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật có thể huy động cho quốc phòng, an ninh.

D. Sự quả lí điều hành của nhà nước với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biểu hiện của tiềm lực khoa học – công nghệ trong nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân?

A. Năng lực lãnh đạo của Đảng với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

B. Khả năng phát triển khoa học, đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật.

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật có thể huy động phục vụ cho quốc phòng, an ninh.

D. Năng lực ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung khi xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân?

A. Xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh ở các xã, phường trên cả nước.

B. Xây dựng phương án, triển khai lực lượng sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.

C. Kết hợp chặt chẽ thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân.

D. Phân vùng chiến lược với quốc phòng, an ninh kết hợp với phân vùng kinh tế.

Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 12 Bài 3 có đáp án

Câu 1. Quân đội nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, thống nhất của

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

C. Quốc hội nước Việt Nam.

D. Chính phủ Việt Nam.

Câu 2. Quân đội nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt dưới sự chỉ huy và điều hành của

A. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Chủ tịch Quốc hội.

C. Thủ tướng chính phủ.

D. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Câu 3. Quân đội nhân dân Việt Nam không bao gồm lực lượng nào dưới đây?

A. Bộ đội chủ lực.

B. Bộ đội địa phương.

C. Bộ đội biên phòng.

D. Dân quân tự vệ.

Câu 4. Cơ quan nào dưới đây không thuộc hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Tổng cục chính trị.

B. Tòa án quân sự trung ương.

C. Viện kiểm Nhân dân tối cao.

D. Tổng cục hậu cần.

Câu 5. Cơ quan nào dưới đây thuộc hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Viện kiểm sát nhân dân.

B. Tổng cục công nghiệp quốc phòng.

C. Tòa án nhân dân.

D. Tổng cục biển đảo và hải đảo Việt Nam.

Câu 6. Trong hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam, cơ quan nào có chức năng đảm bảo trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang và điều hành các hoạt động quân sự trong thời bình, thời chiến?

A. Tổng cục chính trị.

B. Bộ Tổng tham mưu.

C. Tổng cục Hậu cần.

D. Tổng cục Kĩ thuật.

Câu 7. Trong hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam, cơ quan nào đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn quân?

A. Tổng cục chính trị.

B. Bộ Tổng tham mưu.

C. Tổng cục Hậu cần.

D. Tổng cục Kĩ thuật.

Câu 8. Trong hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam, cơ quan nào có chức năng đảm bảo vật chất, quân y, vận tải cho toàn quân?

A. Tổng cục chính trị.

B. Bộ Tổng tham mưu.

C. Tổng cục Hậu cần.

D. Tổng cục Kĩ thuật.

Câu 9. Trong hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam, cơ quan nào có chức năng đảm bảo vũ khí, trang bị, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh cho toàn quân?

A. Tổng cục chính trị.

B. Bộ Tổng tham mưu.

C. Tổng cục Hậu cần.

D. Tổng cục Kĩ thuật.

Câu 10. Trong hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam, quân khu được hiểu là

A. tổ chức quân sự theo lãnh thổ, trực thuộc Bộ Quốc phòng.

B. đơn vị tác chiến chiến dịch hoặc chiến dịch – chiến thuật.

C. bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lí nhất định.

D. các đơn vị bộ đội chuyên môn, ví dụ: pháp binh, công binh…

Câu 11. Trong hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam, quân đoàn được hiểu là

A. tổ chức quân sự theo lãnh thổ, trực thuộc Bộ Quốc phòng.

B. đơn vị tác chiến chiến dịch hoặc chiến dịch – chiến thuật.

C. bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lí nhất định.

D. các đơn vị bộ đội chuyên môn, ví dụ: pháp binh, công binh…

Câu 12. Trong hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam, quân chủng được hiểu là

A. tổ chức quân sự theo lãnh thổ, trực thuộc Bộ Quốc phòng.

B. đơn vị tác chiến chiến dịch hoặc chiến dịch – chiến thuật.

C. bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lí nhất định.

D. các đơn vị bộ đội chuyên môn, ví dụ: pháp binh, công binh…

Câu 13. Hệ thống bậc hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bao nhiêu cấp, bậc?

A. 3 cấp, 12 bậc.

B. 2 cấp, 8 bậc.

C. 1 cấp, 4 bậc.

D. 4 cấp, 16 bậc.

Câu 14. Binh chủng nào sau đây thuộc Quân chủng lục quân – quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Binh chủng Pháo phòng không.

B. Binh chủng Tên lửa phòng không.

C. Binh chủng Bộ binh cơ giới.

D. Binh chủng tên lửa – pháo bờ biển.

Câu 15. Hiện nay, trên toàn lãnh thổ Việt Nam có bao nhiêu quân khu?

A. 6 quân khu.

B. 7 quân khu.

C. 8 quân khu.

D. 9 quân khu.

Câu 16. Lực lượng công an nhân dân Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

C. Quốc hội nước Việt Nam.

D. Chính phủ Việt Nam.

Câu 17. Lực lượng công an nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được đặt dưới sự chỉ huy, quản lí trực tiếp của

A. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Chủ tịch Quốc hội.

C. Thủ tướng chính phủ.

D. Bộ trưởng Bộ Cộng an.

Câu 18. Lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân Việt Nam đều thuộc quyền thống lĩnh của

A. Tổng bí thư Đảng.

B. Chủ tịch Quốc hội.

C. Thủ tướng chính phủ.

D. Chủ tịch nước. 

Câu 19. Công an nhân dân Việt Nam bao gồm các lực lượng nào?

A. Lực lượng An ninh và lực lượng Cảnh sát.

B. Bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực.

C. Bộ đội chủ lực và bộ đội biên phòng.

D. Lực lượng An ninh và dân quân tự vệ.

Câu 20. Trong hệ thống tổ chức của công an nhân dân Việt Nam, cơ quan chuyên trách đảm nhiệm công tác xây dựng hệ thống tổ chức, cán bộ, các lực lượng nghiệp vụ trong Bộ Công an là

A. Tổng cục xây dựng lực lượng.

B. Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm.

C. Tổng cục tình báo.

D. Bộ tư lệnh cảnh vệ.

....................................

....................................

....................................