Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 (có đáp án): Nhập môn Hóa học - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 10 bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1: Nhập môn Hóa học sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Hóa 10
Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 (có đáp án): Nhập môn Hóa học - Cánh diều
Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của hóa học là
A. sự phát triển của thực vật và thực vật.
B. khí quyển và sự biến đổi khí hậu.
C. sự phát triển của loài người.
D. chất và sự biến đổi của chất.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cấu tạo của chất chỉ quyết định đến tính chất vật lí của chất.
B. Cấu tạo của chất chỉ quyết định đến tính chất hóa học của chất.
C. Cấu tạo của chất quyết định đến tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất.
D. Cấu tạo của chất chỉ quyết định tính tan của chất.
Câu 3. Cho các nội dung sau:
(1) Nắm vững nội dung chính của các vấn đề hóa học.
(2) Tìm hiểu tự nhiên thông qua các hoạt động khám phá trong môn hóa học.
(3) Liên hệ, gắn kết những nội dung kiến thức đã học với thực tiễn.
Để học tốt môn hóa học, cần áp dụng nội dung nào ở trên?
A. (1), (2).
B. (1).
C. (3).
D. (1), (2), (3).
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của hóa học trong đời sống?
A. Hóa học giúp chúng ta tìm và sản xuất được những loại thuốc có hiệu quả điều trị cao hơn, ít độc tính hơn cũng như rẻ tiền hơn.
B. Hóa học giúp nghiên cứu và tìm ra giống cây trồng tốt.
C. Trong lĩnh vựa mĩ phẩm, hóa học giúp chúng ta biết cách lựa chọn hoặc tạo ra những chất có màu sắc đẹp và an toàn, có mùi hương thích hợp và tồn tại lâu hơn.
D. Hóa học cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành thực phẩm và chất tẩy rửa.
Câu 5. Chất nào sau đây thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh ung thư?
A. Cisplatin [Pt(NH3)2Cl2].
B. Sodium bicarbonate (NaHCO3).
C. Hydrochloric acid (HCl).
D. Sodium hydrogen sulfite (NaHSO3).
Câu 6. Chất nào sau đây được coi là nhiên liệu của tương lai?
A. Chlorine (Cl2).
B. Hydrogen (H2).
C. Nitrogen (N2).
D. Oxygen (O2).
Câu 7. Hiểu biết hóa học về vấn đề nào dưới đây giúp chúng ta lựa chọn được nhiên liệu phù hợp với từng quá trình sản xuất và đặc biệt là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo trong tương lai?
A. Hóa chất.
B. Mĩ phẩm.
C. Môi trường.
D. Năng lượng.
Câu 8. Tantalum carbide (TaC) và hafnium carbide (HfC) là những vật liệu có thể chịu được nhiệt độ tới 4000oC. Chúng là các vật liệu tiềm năng cho
A. sản xuất đồ gia dụng.
B. phần vỏ chịu nhiệt của những con tàu vũ trụ.
C. phần vỏ của các loại bóng đèn.
D. sản xuất băng dính chịu nhiệt.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về kim cương, than chì và than đá?
A. Đều tạo nên từ những nguyên tử carbon.
B. Có cấu tạo khác nhau.
C. Tính chất vật lí giống nhau nhưng một số tính chất hóa học khác nhau.
D. Một số tính chất vật lí và tính chất hóa học khác khau.
Câu 10. Khí thải chứa SO2, SO3, NO2, … cũng như nước thải chứa ion kim loại nặng như Fe3+, Cu2+, … ở một số nhà máy thường được xử lí bằng cách cho qua
A. NaOH.
B. Ca(OH)2.
C. NaCl.
D. K2SO4.