Giải Hóa 10 trang 89 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Hóa 10 trang 89 sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải chi tiết nhất hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Hóa học 10.
Giải Hóa học 10 trang 89 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 2 trang 89 Hóa học 10: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết phải viết được công thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng để xác định số lượng và loại liên kết. Xác định số lượng mỗi loại liên kết trong các phân tử sau: CH4, CH3Cl, NH3, CO2.
Lời giải:
Phân tử |
Công thức cấu tạo |
Số lượng mỗi loại liên kết |
|
CH4 |
4 liên kết C-H |
||
CH3Cl |
3 liên kết C-H 1 liên kết C-Cl |
||
NH3 |
3 liên kết N-H |
||
CO2 |
(cau-hoi-2-trang-89-hoa-hoc-10-3) |
2 liên kết C=O |
Câu hỏi 3 trang 89 Hóa học 10: Dựa vào năng lượng liên kết ở Bảng 14.1, tính biến thiên enthalpy của phản ứng và giải thích vì sao nitrogen (N≡N) chỉ phản ứng với oxygen (O=O) ở nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện để tạo thành nitrogen monoxide (N=O).
N2(g) + O2(g) 2NO(g)
Lời giải:
N2(g) + O2(g) 2NO(g)
∆ r = Eb(N2) + Eb(O2) – 2Eb(NO)
∆ r = Eb(N≡N) + Eb(O=O) – 2Eb(N=O)
∆ r = 945 + 498 – 2.607 = 229 kJ
Ta thấy để phá vỡ 1 liên kết N≡N và 1 liên kết O=O để hình thành 2 liên kết N-O cần cung cấp nhiệt lượng lớn (229 kJ).
⇒ Cần thực hiện ở nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện thì phản ứng mới xảy ra.
Luyện tập trang 89 Hóa học 10: Xác định ∆ r của phản ứng sau dựa vào giá trị Eb ở Bảng 14.1:
CH4(g) + Cl2(g) CH3Cl(g) + HCl(g)
Hãy cho biết phản ứng trên tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
Lời giải:
∆ r = Eb(CH4) + Eb(Cl2) – Eb(CH3Cl) – Eb(HCl)
∆ r = 4.Eb(C-H) + Eb(Cl-Cl) – 3Eb(C-H) – Eb(C-Cl) – Eb(H-Cl)
∆ r = 4.413 + 243 – 3.413 – 339 – 427
∆ r = -110 kJ < 0
⇒Phản ứng tỏa nhiệt.