Giải Hóa học 11 trang 19 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với Lời Giải Hóa học 11 trang 19 trong Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 11 trang 19.
Giải Hóa học 11 trang 19 Chân trời sáng tạo
Vận dụng trang 19 Hóa học 11: Ngoài tác dụng làm trong nước, dung dịch phèn chua còn có khả năng làm sạch gỉ sét trên inox. Giải thích.
Lời giải:
Phèn chua hay phèn nhôm – kali có công thức: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Khi hoà tan phèn chua trong nước phân li ra ion Al3+:
K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O → 2K+ + 2Al3+ + 4SO42- + 24H2O.
Ion Al3+ dễ bị thuỷ phân trong nước tạo thành Al(OH)3 không tan ở dạng keo kéo theo các chất bẩn lơ lửng trong nước lắng xuống và cho môi trường acid:
Al3+ + 3H2O ⇌ Al(OH)3↓ + 3H+
⇒ H+ sinh ra phản ứng với với gỉ sét trên inox, làm sạch inox.
Câu hỏi thảo luận 19 trang 19 Hóa học 11: Giải thích vì sao quá trình thuỷ phân ion CO32- trong nước làm tăng pH của nước.
Lời giải:
Phương trình thuỷ phân CO32- được biểu diễn đơn giản như sau:
Quá trình thuỷ phân này sinh ra OH- làm tăng pH của nước.
Vận dụng trang 19 Hóa học 11: Khi mưa nhiều ngày liên tục có thể làm cho pH của nước ở ao, hồ giảm xuống dưới 6,5 và người ta thường rắc vôi bột để điều chỉnh pH. Giải thích.
Lời giải:
Vôi bột: CaO.
Vôi bột tác dụng với nước: CaO + H2O → Ca(OH)2.
Ca(OH)2 là base, sẽ trung hoà bớt acid trong nước ao, hồ, làm tăng pH của nước ao, hồ.
Bài 1 trang 19 Hóa học 11: Một dung dịch có [OH-] = 2,5 × 10-10 M. Tính pH và xác định môi trường của dung dịch này.
Lời giải:
pH = -log[H+] = 4,4.
Dung dịch có môi trường acid do pH < 7.
Bài 2 trang 19 Hóa học 11: Tính pH của dung dịch thu được sau khi trộn 40 mL dung dịch HCl 0,5 M với 60 mL dung dịch NaOH 0,5 M.
Lời giải:
Ta có: nHCl = 0,04.0,5 = 0,02 mol; nNaOH = 0,06.0,5 = 0,03 mol.
Phương trình hoá học:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
0,03 0,02 mol
Theo phương trình hoá học có NaOH dư 0,01 mol;
NaOH → Na+ + OH-
[OH-] =
Bài 3 trang 19 Hóa học 11: Một mẫu dịch vị có pH = 2,5. Xác định nồng độ mol của ion H+ trong mẫu dịch vị đó.
Lời giải:
[H+] = 10-pH = 10-2,5 = 3,16.10-3M.
Bài 4 trang 19 Hóa học 11: Viết phương trình điện li của các chất: H2SO4, Ba(OH)2, Al2(SO4)3.
Lời giải:
Phương trình điện li
H2SO4 → H+ + HSO4-
HSO4- ⇌ H+ + SO42-
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-
Bài 5 trang 19 Hóa học 11: Ở các vùng quê, người dân thường dùng phèn chua để làm trong nước nhờ ứng dụng của phản ứng thuỷ phân ion Al3+. Giải thích. Chất hay ion nào là acid, là base trong phản ứng thuỷ phân Al3+?
Lời giải:
Phèn chua hay phèn nhôm – kali có công thức: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Khi hoà tan phèn chua trong nước phân li ra ion Al3+:
K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O → 2K+ + 2Al3+ + 4SO42- + 24H2O.
Ion Al3+ dễ bị thuỷ phân trong nước tạo thành Al(OH)3 không tan ở dạng keo kéo theo các chất bẩn lơ lửng trong nước lắng xuống do đó có tác dụng làm trong nước.
Phương trình phản ứng thuỷ phân: Al3+ + 3H2O ⇌ Al(OH)3↓ + 3H+.
Trong phản ứng thuỷ phân Al3+ đóng vai trò là acid.
Lời giải Hóa 11 Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước hay khác: