Giải Hóa học 11 trang 6 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với Lời Giải Hóa học 11 trang 6 trong Bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 11 trang 6.
Giải Hóa học 11 trang 6 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi thảo luận 2 trang 6 Hóa học 11: Phản ứng Cl2 tác dụng với H2O có đặc điểm gì khác với phản ứng nhiệt phân thuốc tím?
Lời giải:
Phản ứng Cl2 tác dụng với nước:
Cl2(g) + H2O(l) ⇌ HCl(aq) + HClO(aq)
Điểm khác giữa hai phản ứng:
- Phản ứng nhiệt phân thuốc tím là phản ứng một chiều;
- Phản ứng Cl2 tác dụng với nước là phản ứng thuận nghịch.
Luyện tập trang 6 Hóa học 11: Trên thực tế có các phản ứng sau:
2H2 + O2 → 2H2O (1)
2H2O 2H2 + O2 (2)
Vậy có thể viết:
2H2 + O2 ⇌ 2H2O được không? Tại sao?
Lời giải:
Không thể viết 2H2 + O2 ⇌ 2H2O do phản ứng (1) và (2) xảy ra ở hai điều kiện khác nhau.
Chú ý: Phản ứng thuận nghịch được xét trong cùng một điều kiện xác định.
Câu hỏi thảo luận 3 trang 6 Hóa học 11: Quan sát Hình 1.1, nhận xét sự biến thiên nồng độ của các chất trong hệ phản ứng theo thời gian (với điều kiện nhiệt độ không đổi).
Lời giải:
- Ban đầu:
+ Nồng độ các chất tham gia (N2, H2) giảm dần theo thời gian.
+ Nồng độ chất sản phẩm (NH3) tăng dần theo thời gian.
- Sau một thời gian nồng độ các chất tham gia và chất sản phẩm không thay đổi (giữ nguyên) theo thời gian (đồ thị được biểu diễn bằng đường thẳng).
Câu hỏi thảo luận 4 trang 6 Hóa học 11: Quan sát Hình 1.2, nhận xét về tốc độ của phản ứng thuận và tốc độ của phản ứng nghịch theo thời gian trong điều kiện nhiệt độ không đổi.
Lời giải:
- Ban đầu:
+ Tốc độ phản ứng thuận giảm dần;
+ Tốc độ phản ứng nghịch tăng dần;
- Đến thời điểm cân bằng: Tốc độ phản ứng thuận = tốc độ phản ứng nghịch.
Lời giải Hóa 11 Bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học hay khác: