Giải Hóa học 12 trang 105 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Hóa học 12 trang 105 trong Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại Hóa 12 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa 12 trang 105.

Giải Hóa học 12 trang 105 Cánh diều

Mở đầu trang 105 Hóa học 12:

Để hoàn thiện vỏ tàu bằng thép người ta phủ lên vỏ tàu một lớp sơn (Hình 16.1a)

Hình 16.1. Các công đoạn hoàn thiện vỏ tàu bằng thép

Để hoàn thiện vỏ tàu bằng thép, người ta phủ lên vỏ tàu một lớp sơn (Hình 16.1a). Sau đó, một số khối kim loại kẽm (zine) được hàn đính vào phần phía dưới của vỏ tàu (Hình 16.1b). Cuối cùng, người ta phủ và trang trí vỏ tàu bằng lớp sơn thích hợp (Hình 16.1c).

Giải thích ý nghĩa của mỗi việc làm trên.

Lời giải:

Hình 16.1a) Việc sơn phủ lên vỏ tàu giúp hạn chế rỉ sét và bảo vệ kết cấu của vỏ tàu.

Hình 16.1b) Hàn đính một số khối kim loại kẽm vào phần dưới của vỏ tàu bằng thép (thành phần chính là sắt) sẽ tạo thành cặp điện cực Zn – Fe, trong đó Zn là kim loại có tính khử mạnh hơn, đóng vai trò là cực âm nên bị ăn mòn khi tàu tiếp xúc với nước biển, điều này giúp vỏ tàu được bảo vệ.

Hình 16.1c) Việc phủ một lớp sơn cuối cùng giúp cho vỏ tàu tránh tiếp xúc trực tiếp với nước biển, từ đó làm cho sự ăn mòn vỏ tàu diễn ra chậm hơn, đồng thời mang lại tính thẩm mỹ cho con tàu.

Câu hỏi 1 trang 105 Hóa học 12: Khi để trong không khí, bề mặt của lá nhôm bị oxi hoá tạo lớp phủ oxide. Trong trường hợp này lá nhôm có trở thành hợp kim không? Giải thích.

Lời giải:

Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim.

Như vậy, khi để trong không khí, bề mặt của lá nhôm bị oxi hoá tạo lớp phủ oxide. Trong trường hợp này lá nhôm không trở thành hợp kim.

Lời giải Hóa 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: