Giải Hóa học 12 trang 111 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Hóa học 12 trang 111 trong Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại Hóa 12 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa 12 trang 111.

Giải Hóa học 12 trang 111 Cánh diều

Thí nghiệm trang 111 Hóa học 12: Quan sát video thí nghiệm sau:

Thí nghiệm ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại

Cho một đinh sắt và một đinh sắt đã được quấn dây kẽm vào cùng một cốc thuỷ tinh chứa nước. Cốc này được đặt lên một tờ giấy màu trắng. Để yên khoảng 4 giờ.

Yêu cầu: Quan sát hiện tượng và giải thích.

Lời giải:

Hiện tượng:

- Đinh sắt không có hiện tượng.

- Đinh sắt quấn dây kẽm xảy ra ăn mòn điện hóa. Có kết tủa keo trắng xuất hiện trên bề mặt kẽm.

Giải thích: Đinh sắt quấn dây kẽm xảy ra ăn mòn điện hóa.

- Tại anode: kẽm bị oxi hóa thành ion Zn2+:

Zn(s) ⟶ Zn2+(aq) + 2e

Các electron được chuyển đến cathode.

- Tại cathode: khí oxygen hòa tan trong nước bị khử thành ion OH-:

12O2(g) + H2O(l) + 2e ⟶ 2OH-(aq)

Zn2+(aq) + 2OH-(aq) ⟶ Zn(OH)2(s)

Zn(OH)2 là kết tủa ở dạng keo trắng.

Vận dụng 3 trang 111 Hóa học 12: Tìm hiểu về một số cách chống ăn mòn kim loại đối với cánh cửa làm bằng thép và giải thích.

Lời giải:

Một số cách chống ăn mòn kim loại đối với cánh cửa làm bằng thép như:

- Mạ một lớp kim loại khác lên bề mặt cánh cửa như Zn, Cr, Ni để tránh cho thép tiếp xúc trực tiếp với các chất trong môi trường, giúp tránh ăn mòn.

- Sơn phủ lên bề mặt cửa và bôi dầu mỡ lên ổ khóa để tránh cho thép tiếp xúc trực tiếp với các chất trong môi trường, giúp giảm tốc độ ăn mòn của kim loại.

Lời giải Hóa 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: