Giải Hóa học 12 trang 134 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Hóa học 12 trang 134 trong Bài 19: Nước cứng và làm mềm nước cứng Hóa 12 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa 12 trang 134.

Giải Hóa học 12 trang 134 Cánh diều

Bài 1 trang 134 Hóa học 12: Mỗi phát biểu dưới đây đúng hay sai?

(1) Nước cứng là nước chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+.

(2) Nước chứa ít hoặc không chứa các cation Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước mềm.

(3) Soda, nước vôi trong, sodium phosphate có tác dụng làm mềm nước cứng.

(4) Phương pháp trao đổi ion làm giảm được cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.

(5) Sự đóng cặn calcium carbonate trong dụng cụ đun nước hay trong đường ống dẫn nước là một dấu hiệu của việc sử dụng nước cứng.

Lời giải:

(1) Nước cứng là nước chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+. ⇒ Đúng.

(2) Nước chứa ít hoặc không chứa các cation Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước mềm. ⇒ Đúng.

(3) Soda, nước vôi trong, sodium phosphate có tác dụng làm mềm nước cứng. ⇒ Sai.

Vì: Nước vôi trong Ca(OH)2 làm mất tính cứng tạm thời của nước; không làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước.

(4) Phương pháp trao đổi ion làm giảm được cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước. ⇒ Đúng.

(5) Sự đóng cặn calcium carbonate trong dụng cụ đun nước hay trong đường ống dẫn nước là một dấu hiệu của việc sử dụng nước cứng. ⇒ Đúng.

Bài 2 trang 134 Hóa học 12: Sử dụng lượng soda phù hợp có thể làm mất tính cứng toàn phần của nước không? Giải thích và minh hoạ bằng phương trình hoá học của phản ứng (nếu có).

Lời giải:

Sử dụng lượng soda phù hợp có thể làm mất tính cứng toàn phần của nước.

Vì nước cứng toàn phần chứa các chất như: Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, MgSO4, CaSO4, MgCl2, CaCl2. Mà soda (Na2CO3) có thể tạo kết tủa với các cation Ca2+ và Mg2+ để loại bỏ các cation này ra khỏi nước theo phương trình hóa học:

Ca2+(aq) + CO32(aq) ⟶ CaCO3(s)

Mg2+(aq) + CO32(aq) ⟶ MgCO3(s)

Bài 3 trang 134 Hóa học 12: Sau một thời gian sử dụng, bạn Hà phát hiện đáy của ấm đun nước trong nhà có đóng lớp cặn màu trắng, Hà cho rằng đó là calcium carbonate.

a) Đề xuất thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán của Hà.

b) Nếu lớp cặn là calcium carbonate, hãy:

• Đề xuất cách tiến hành để loại bớt cation Ca2+ có trong nguồn nước sinh hoạt của nhà bạn Hà trước khi nấu.

• Đề xuất cách tiến hành để làm sạch lớp cặn calcium carbonate ở đáy của ấm đun nước.

Lời giải:

a) Để kiểm chứng xem lớp cặn màu trắng đó có phải là calcium carbonate (CaCO3) ta dùng thí nghiệm sau:

- Lấy một ít cặn trắng đó cho vào cốc thủy tinh. Sau đó cho thêm một lượng giấm ăn (CH3COOH) vào rồi lắc đều.

- Nếu thấy lớp cặn tan và có sủi bọt khí làm tắt que đóm đang cháy thì lớp cặn trắng đó có calcium carbonate.

CaCO3(s) + 2CH3COOH(aq) ⟶ (CH3COO)2Ca(aq) + CO2(g) + H2O(l)

b)

• Cách tiến hành để loại bớt cation Ca2+ có trong nguồn nước sinh hoạt của nhà bạn Hà trước khi nấu:

+ Dùng một lượng soda vừa đủ.

+ Dùng máy lọc nước có vật liệu trao đổi ion.

• Cách tiến hành để làm sạch lớp cặn calcium carbonate ở đáy của ấm đun nước.

+ Sử dụng chanh hoặc giấm: Đổ nước vào ấm sau đó cho vào vài lát chanh tươi hoặc vài thìa giấm. Đun sôi, để nguội sau đó rửa bằng nước sạch.

Bài 4 trang 134 Hóa học 12: Hoàn thành các phương trình hoá học dưới đây:

a) MgSO4(aq) + Na3PO4(aq) ⟶ ?

b) MgSO4(aq) + Ca(OH)2(aq) ⟶ ?

c) Ca(HCO3)2(aq) t°

d) Ca(OH)2(aq) + HCl(aq) ⟶ ?

Cho biết phản ứng nào có thể được sử dụng để làm mềm nước cứng.

Lời giải:

a) 3MgSO4(aq) + 2Na3PO4(aq) ⟶ Mg3(PO4)2(s) + 3Na2SO4

b) MgSO4(aq) + Ca(OH)2(aq) ⟶ Mg(OH)2(s) + CaSO4(s)

c) Ca(HCO3)2(aq) t° CaCO3(s) + H2O(l) + CO2(g)

d) Ca(OH)2(aq) + 2HCl(aq) ⟶ CaCl2(aq) + 2H2O(l)

Phản ứng a và c được sử dụng để làm mềm nước cứng vì làm giảm nồng độ của các cation Ca2+ và Mg2+ trong nước bằng cách tạo kết tủa.

Phản ứng b mặc dù cũng tạo kết tủa với cation Mg2+, tuy nhiên CaSO4 là chất ít tan, vẫn tan một phần trong nước là tăng nồng độ cation Ca2+ trong nước.

Lời giải Hóa 12 Bài 19: Nước cứng và làm mềm nước cứng hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: