Giải Hóa học 12 trang 33 Cánh diều
Với Giải Hóa học 12 trang 33 trong Bài 4: Tính chất hoá học của carbohydrate Hóa học 12 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa 12 trang 33.
Giải Hóa học 12 trang 33 Cánh diều
Thí nghiệm 8 trang 33 Hóa học 12: Vì sao một số động vật có thể sử dụng cỏ làm thức ăn trong khi nhiều động vật khác không có khả năng này?
Lời giải:
Các loại động vật có thể sử dụng cỏ làm thức ăn do cấu tạo dạ dày và các loại lợi khuẩn trong đường tiêu hóa của chúng có khả năng tiêu hóa được cellulose, hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của chúng có thể phá vỡ cấu trúc hóa học của cellulose để tổng hợp thành nhiều chất dinh dưỡng khác.
Vận dụng trang 33 Hóa học 12: Phản ứng của cellulose với nitric acid
Cho 5 mL dung dịch HNO3 65% vào một cốc khô có dung tích 50 mL rồi đặt cốc vào trong chậu nước đá. Sau khoảng 10 phút, khuấy và thêm từ từ 10 mL dung dịch H2SO4 98% vào cốc. Cho một nhúm bông vào cốc, lấy đũa thuỷ tinh dầm cho bông thấm hoá chất. Lấy cốc ra khỏi chậu nước đá và để yên trong 30 phút. Dùng kẹp lấy miếng bông ra một cốc khác, rửa nhiều lần bằng nước cho đến hết acid (nước rửa không làm đổi màu quỳ tím). Tiếp tục rửa lại bằng dung dịch NaHCO3 loãng rồi lấy miếng bông ra, ép bằng hai tấm giấy lọc đến khô. Để miếng bông này trên đĩa sứ (1) và một miếng bông mới trên đĩa sứ (2). Đốt hai miếng bông.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng và giải thích.
Lời giải:
Hiện tượng:
- Miếng bông trên đĩa sứ 1 cháy nhanh, không xuất hiện khói, không để lại tàn.
- Miếng bông trên đĩa sứ 2 cháy chậm hơn, có xuất hiện khói và để lại tàn.
Giải thích:
- Miếng bông 1 thành phần chính là cellulose trinitrate, cellulose dinitrate do:
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
[C6H7O2(OH)3]n + 2nHNO3 [C6H7O2(OH)(ONO2)2]n + 2nH2O
- Miếng bông 2 thành phần chính là cellulose.
Thí nghiệm 9 trang 33 Hóa học 12: Tác dụng của cellulose với nước Schweizer
Hoà tan hoàn toàn 2,5 gam CuSO4.5H2O vào 100 mL nước trong cốc thuỷ tinh. Thêm tiếp vào cốc 10 mL dung dịch NaOH 10%, vừa thêm vừa khuấy. Lọc lấy kết tủa rồi cho kết tủa vào một cốc 100 mL mới, tiếp tục thêm 20 mL dung dịch NH3 20% vào cốc. Khuấy đều cho đến khi kết tủa tan hết. Sau đó, cho thêm một nhúm bông vào cốc, khuấy đến khi tạo thành dung dịch đồng nhất.
Yêu cầu: Quan sát và mô tả hiện tượng thí nghiệm.
Lời giải:
Tiến hành thí nghiệm |
Mô tả hiện tượng |
- Hoà tan hoàn toàn 2,5 gam CuSO4.5H2O vào 100 mL nước trong cốc thuỷ tinh. - Thêm tiếp vào cốc 10 mL dung dịch NaOH 10%, vừa thêm vừa khuấy. - Lọc lấy kết tủa rồi cho kết tủa vào một cốc 100 mL mới, tiếp tục thêm 20 mL dung dịch NH3 20% vào cốc. Khuấy đều cho đến khi kết tủa tan hết. - Sau đó, cho thêm một nhúm bông vào cốc, khuấy đến khi tạo thành dung dịch đồng nhất. |
- CuSO4.5H2O tan trong nước tạo thành dung dịch đồng nhất. - Thu được kết tủa màu xanh: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4 - Kết tủa tan hết thu được dung dịch phức có màu xanh lam: Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 - Cellulose không tan trong nước nhưng tan trong nước Schweizer để được dung dịch đồng nhất. |
Lời giải Hóa 12 Bài 4: Tính chất hoá học của carbohydrate hay khác: