Giải Hóa học 12 trang 28 Chân trời sáng tạo
Với Giải Hóa học 12 trang 28 trong Bài 5: Tinh bột và cellulose Hóa 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa 12 trang 28.
Giải Hóa học 12 trang 28 Chân trời sáng tạo
Thảo luận 6 trang 28 Hóa học 12: Trình bày hiện tượng quan sát được ở Bước 2. Kết luận.
Thí nghiệm 5. Phản ứng của cellulose với nước Schweizer
Dụng cụ: cốc thuỷ tinh 100 mL, ống đong, đũa thuỷ tinh.
Hoá chất: dung dịch CuSO4 5%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch ammonia đặc, bông.
Tiến hành:
Bước 1: Điều chế nước Schweizer bằng cách cho 10 mL dung dịch CuSO4 vào cốc. Thêm tiếp 5 mL dung dịch NaOH, sau đó thêm dần dung dịch NH3 và khuấy đều cho đến khi kết tủa tan hết.
Bước 2: Lấy một lượng nhỏ bông cho vào cốc chứa nước Schweizer vừa thu được ở trên. Dùng đũa thuỷ tinh nhấn chìm lớp bông và khuấy đều trong khoảng 3 – 5 phút.
Lời giải:
Hiện tượng: nhúm bông tan trong nước Schweizer.
Kết luận: Cellulose tan trong nước Schweizer.
Thảo luận 7 trang 28 Hóa học 12: Vì sao nhai kĩ cơm, bánh mì đều thấy có vị ngọt?
Lời giải:
Khi nhai kĩ cơm, bánh mì đều thấy có vị ngọt do enzyme trong nước bọt (amylase) phân giải tinh bột thành dextrin, maltose. Đường maltose đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.
Lời giải Hóa 12 Bài 5: Tinh bột và cellulose hay khác: