Giải Hóa học 12 trang 86 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Hóa học 12 trang 86 trong Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại Hóa 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa 12 trang 86.
Giải Hóa học 12 trang 86 Chân trời sáng tạo
Thảo luận 2 trang 86 Hóa học 12: Nêu một số ví dụ về tính chất của hợp kim mà em biết.
Lời giải:
Một số ví dụ về tính chất của hợp kim:
- Hợp kim duralumin (hợp kim của nhôm) nhẹ, bền trong không khí và nước nên được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ ….
- Hợp kim thép cứng và bền dùng để xây dựng nhà cửa, cầu cống, vật dụng trong đời sống…
- Inox (thép không gỉ) ít bị ăn mòn nên được dùng để chế tạo các dụng cụ y tế, dụng cụ nhà bếp,…
Thảo luận 3 trang 86 Hóa học 1: Hãy so sánh thành phần, tính chất và ứng dụng của gang và thép.
Lời giải:
|
Gang |
Thép |
Thành phần |
Là hợp kim của Fe và C, trong đó C chiếm khoảng 2 – 5% về khối lượng. Trong gang còn có một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, S, Mn, P … |
Là hợp kim của Fe và C, trong đó C chiếm dưới 2% về khối lượng. Trong thép còn có thể có một số nguyên tố khác như: Si, Mn, Cr, Ni … |
Tính chất |
Cứng và giòn hơn sắt. |
Cứng hơn sắt. Tuỳ thuộc vào thành phần các nguyên tố Fe, C, Mn, Ni mà thép còn có khả năng chống ăn mòn, chống mài mòn … |
Ứng dụng |
Luyện thép, đúc bệ máy, ống dẫn nước,… |
- Thép carbon: thép tấm, xây dựng nhà cửa, vật dụng đời sống… - Thép manganese: đường ray xe lửa, két sắt, máy nghiền đá … - Thép không gỉ: dụng cụ y tế, nhà bếp, vòng bi, vỏ xe bọc thép … |
Lời giải Hóa 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại hay khác: