Giải Hóa học 12 trang 89 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Hóa học 12 trang 89 trong Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại Hóa 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa 12 trang 89.

Giải Hóa học 12 trang 89 Chân trời sáng tạo

Thảo luận 8 trang 89 Hóa học 12: Thực hiện trước Thí nghiệm 2 ở nhà và nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích.

Lời giải:

Thí nghiệm 2:

Bảo vệ sắt bằng phương pháp điện hoá

Hiện tượng

Giải thích

Rót dung dịch NaCl vào 2 cốc thuỷ tinh. Ngâm một đinh sắt vào cốc (1). Ngâm một đinh sắt có quấn dây kẽm vào cốc (2). Quan sát hiện tượng sau 5 ngày.

Sau 5 ngày, đinh sắt ở cốc (1) bị ăn mòn còn đinh sắt ở cốc (2) không bị ăn mòn.

- Ở cốc 1: Có sự tạo thành pin điện Fe – C, trong đó Fe là anode; C là cathode.

+ Tại anode: Fe → Fe2+ + 2e

+ Tại cathode: O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Do đó, đinh sắt trong cốc (1) bị ăn mòn.

- Ở cốc 2: Có sự tạo thành pin điện Zn – Fe, trong đó Zn là anode; Fe là cathode.

Do đó, Zn bị ăn mòn trước, đinh sắt được bảo vệ.

(Chú ý: Trước đây đinh được làm bằng kim loại sắt, ngày nay đinh được làm từ hợp kim thép, thường thường được nhúng hoặc bọc với các chất chống mòn khi trong các điều kiện khắc nghiệt hoặc làm tăng thêm khả năng kết dính).

Vận dụng trang 89 Hóa học 12: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn các khối kẽm vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển. Hãy giải thích.

Lời giải:

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn các khối kẽm vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển. Khi đó, có sự tạo thành pin điện Zn – Fe; trong đó Zn là anode, Fe là cathode. Do đó, khối kẽm bị ăn mòn trước, vỏ tàu biển được bảo vệ.

Lời giải Hóa 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: