Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 6 Chủ đề 8: Con đường tương lai - Cánh diều
Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 6 Chủ đề 8: Con đường tương lai - Cánh diều
Với soạn, giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 6 Chủ đề 8: Con đường tương lai sách Cánh diều hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm lớp 6 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Hoạt động trải nghiệm 6.
Giữ gìn nghề xưa
1 trang 53 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 - Cánh diều: Giá trị của các nghề trong xã hội
- Trao đổi về các nghề nghiệp khác nhau và giá trị của mỗi nghề trong xã hội.
- Tranh luận theo chủ đề: Cần tôn trọng mọi nghề trong xã hội.
Trả lời:
- Trong tất cả các ngành nghề, đều đáng nhận được sự tôn trọng, trong xã hội với nhiều những con người với các nhu cầu khác nhau, đòi hỏi khác nhau.
+ Nói đến nghề cao quý, chắc hẳn chúng ta ai cũng sẽ nghĩ đến nghề giáo, đó là nghề cho những người dạy dỗ nên một con người có ích cho xã hội.
+ Nghề cao quý còn phải kể đến nghề y, là những bác sĩ tận tâm cứu người, chữa bệnh hết lòng..
+ Ngoài ra lao công cũng là một ngành nghề không thể thiếu mà mọi người cần trân quý, là những cô, bác ngày đêm dọn dẹp, khiến môi trường trở nên xanh – sạch - đẹp hơn…
- Mỗi nghề đều đem lại những lợi ích khác nhau và đều phục vụ đời sống của nhân dân.
+ Mỗi ngành nghề đều có cái quý riêng và lợi ích cao cả.
+ Vì vậy bất cứ ngành nghề nào trong xã hội cũng cần được tôn trọng và yêu quý.
2 trang 53 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 - Cánh diều: Tìm hiểu các nghề truyền thống
Thử ghép đúng tên địa danh với sản phẩm nghệ truyền thông tương ứng.
Trả lời:
1. Đọi Tam - Trống
2. Làng Vòng - Cốm
3. Chuôn Ngọ - Khảm trai
4. Bát Tràng - Gốm
5. Vạn Phúc - Lụa
6. Làng Chuông - Nón
7. Tuyết diêm - Muối
8. Non Nước - Đá mĩ nghệ
3 trang 54 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 - Cánh diều: Giới thiệu một số nghề truyền thống
- Lựa chọn một làng nghề truyền thống đã tìm hiểu đề giới thiệu theo các gợi ý:
+ Địa danh,
+ Lịch sử hình thành,
+ Sản phẩm.
Trả lời:
- Giới thiệu làng nghề truyền thống:
+ Gốm Bát Tràng thuộc Xã Bát Tràng huyện Gia Lâm, Hà Nội.
+ Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý.
+ Sản phẩm:
4 trang 54 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 - Cánh diều: Giao lưu với người làm nghề truyền thống
- Tham gia giao lưu với người làm nghề truyền thống ở địa phương theo gợi ý dưới đây:
+ Lí do dẫn họ đến với nghề truyền thống,
+ Những khó khăn khi làm nghề,
+ Yêu cầu về phẩm chất kỹ năng,
+ Tình cảm của họ đối với sản phẩm làm ra.
Trả lời:
Giao lưu với nghệ nhân Phạm Anh Đạo:
+ Mặc dù bị khiếm thính, nhưng anh Đạo có niềm yêu thích với việc làm gốm, một phần do đây là một trong những làng nghề nơi anh sinh sống.
+ Khó khăn: Thời gian đầu, những sản phẩm gốm vuốt tay của anh không có mấy người hỏi mua vì hình thù kỳ dị. Sau khi bán được thì lại chậm do làm thủ công.
+ Phải có lòng yêu nghề, trân trọng những sản phẩm do mình làm ra, cố gắng thay đổi, sáng tạo.
+ Anh coi nghề như nguồn sống, thiếu nó anh thấy buồn.
5 trang 54 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 - Cánh diều: Triển lãm tranh, ảnh về nghề truyền thống
Tham gia triển lãm tranh, ảnh về nghề truyền thống của địa phương.
Trả lời:
Triển lãm tranh Vân Hồ tại Hà Nội.
6 trang 54 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 - Cánh diều: Tìm hiểu về nghề truyền thống qua thơ ca, hò, vè.
Các nhóm thi tìm thơ ca, hò, vè về làng nghề truyền thống.
Trả lời:
“Chợ Chì bán xảo bán sàng
Bắc Ninh bán những nhẫn vàng trao tay
Đình Bảng bán ấm bán khay
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.”
Hay
“Ai về ghé lại quê tôi,
Hương Cần nón, quýt một thời nổi danh.”
7 trang 55 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 - Cánh diều: Khám phá sự phù hợp của cá nhân với nghề truyền thống
- Tìm hiểu về sự liên hệ giữa tính cách, hứng thú của bản thân với các nghề truyền thống.
- Chia sẻ kết quả tìm hiểu về những nghề truyền thông có thể phù hợp với tính cách và hứng thú đó.
Trả lời:
+ Em cảm thấy mình thích hợp với nghề làm gốm Bát Tràng.
+ Là một người thích ngắm những đồ gốm sứ và đam mê về nghệ thuật.
+ Em luôn có hứng thú đối với việc vẽ và nặn các sản phẩm thành hình khối.
+ Em đã tìm hiểu và đến tận Bát tràng để được tạo dáng một bình hoa đem về.
+ Đó là sản phẩm mà em rất yêu quý.
8 trang 55 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 - Cánh diều: Tìm kiếm nghệ nhân tương lai
Đóng vai người tuyển dụng và người tham gia tuyển dụng cho nghề truyền thông đề tìm hiểu về những yêu cầu cơ bản của nghệ truyền thống ở địa phương theo gợi ý:
- Người tuyển dụng nêu ra các yêu cầu cơ bản của nghề truyền thông mình đang cần tuyển người.
- Người tham gia tuyển dụng tìm cách thuyết phục “người tuyển dụng” vẻ sự phù hợp của bạn thân mình với các yêu cầu của nghề truyền thống.
- Công bố kết quả tuyển dụng và tóm tắt các yêu câu cơ bản của nghề truyền thông địa phương.
Trả lời:
- Yêu cầu cơ bản:
+ Yêu nghề, quý trọng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng.
+ Cần có chút thẩm mĩ và tìm hiểu qua về gốm Bát Tràng.
+ Biết học hỏi và trau dồi bản thân.
- Người tham gia tuyển dụng:
+ Để được trúng tuyển người tham gia tuyển dụng cần phải tìm hiểu các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra.
+ Phải thể hiện được tinh thần ham học hỏi.
+ Để lại những ấn tượng cho nhà tuyển dụng bằng cách có nhiệt huyết, đam mê.
9 trang 55 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 - Cánh diều: Chúng em và nghề truyền thống
Trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn, phát huy nghề truyền thống.
Trả lời:
+ Mỗi người cần phải trang bị một thái độ trân trọng, tích cực tìm hiểu về những làng nghề truyền thống.
+ Bên cạnh đó, tuyên truyền và giới thiệu những sản phẩm truyền thống của dân tộc đến bạn bè quốc tế cũng là một việc làm có ý nghĩa.
10 trang 55 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 - Cánh diều: Quảng bá cho nghề truyền thống
Các nhóm sáng tác thông điệp, truyền thông để quảng bá cho nghề truyền thống.
Trả lời:
Thông điệp: “Gốm Bát Tràng tinh xảo đến từng đường nét”.
An toàn lao động ở các làng nghề
1 trang 56 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 - Cánh diều: Tìm hiểu công cụ, nguyên liệu của một số nghề truyền thống
Nhận diện một số công cụ, nguyên liệu lao động của nghề truyền thống qua tranh ảnh sau:
- Chia sẻ cách sử dụng công cụ, nguyên liệu của các nghề truyền thống đó.
Trả lời:
Nhận diện một số công cụ:
1. Non Nước làm đá mĩ nghệ.
2. Làng lụa Vạn Phúc.
3. Làm nón.
4. Khảm trai.
Cách sử dụng:
1. Đá mỹ nghệ
Bước 1: Tiến hành chọn đá nguyên liệu
Bước 2: + Sau khi đá nguyên liệu được chọn và đưa vào trong xưởng sản xuất.
+ Tiến hành vẽ phác thảo tỉ lệ chuẩn trực tiếp lên đá và chỉ huy đội phá phôi phần thô của khối đá.
Bước 3: Hoàn thiện chi tiết đơn đặt hàng.
2. Làm lụa
+ B1: Khâu tơ.
+ B2: Sau khi tơ đều đem đi hồ.
+ B3: Dùng khung cửi dệt.
+ B4: Nhuộm màu.
3. Làm Nón
+ B1: Khâu đầu tiên là chọn mua lá và sau đó phải đem phơi.
+ B2: Lá khi đã phơi khô sẽ được vò trong cát và tước nhỏ hay còn gọi là rẽ lá.
+ B3: Tiếp đến là công đoạn đem lá đi là phẳng.
+ B4: Miết lá làm nón.
4. Làm khảm trai
+ Bước 1: Vẽ bản thảo, bản mẫu khảm trai.
+ Bước 2: Chọn nguyên liệu cho sản phẩm.
+ Bước 3: Cắt nguyên liệu theo mẫu vẽ có sẵn.
+ Bước 4: Ghép các mảnh cắt theo mẫu.
+ Bước 5: Đục lỗ trên gỗ.
+ Bước 6: Mài nhẵn, đánh bóng.
2 trang 57 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 - Cánh diều: Sử dụng công cụ lao động an toàn trong nghề truyền thống
Thảo luận về việc sử dụng công cụ lao động an toàn trong các nghệ truyền thống:
+ Mỗi nhóm tự chọn một công cụ hoặc nguyên liệu của nghệ truyền thống ở 1 và mô tả tóm tắt cách sử dụng.
+ Xác định những nguy cơ về an toàn lao động cho người sử dụng công cụ, nguyên liệu đó và cách sử dụng chứng một cách an toàn khi làm nghề.
Trả lời:
- Công cụ làm lụa là thủ công hoặc sử dụng máy dệt.
- Sử dụng an toàn vì đều là thủ công.
3 trang 57, 58, 59 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 6 - Cánh diều: Giải ô chữ về an toàn lao động làng nghề
- Thi giải ô chữ để tìm ra ô chữ hàng dọc về chủ đề an toàn khi tham gia lao động:
+ Giải ô chữ theo nhóm, với các gợi ý trả lời rõ chữ hàng ngang như dưới đây.
+ Nhóm nào giải được ô chữ hàng dọc đầu tiên sẽ chiến thắng.
- Chia sẻ suy nghĩ của em về ô chữ hàng dọc sau khi tham gia giải ô chữ.