HĐTN 9 Bài 1: Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương và giải quyết bất đồng trong gia đình - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 9 Bài 1: Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương và giải quyết bất đồng trong gia đình 28, 29, 30 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi HĐTN 9 Bài 1.
Giải HĐTN 9 Bài 1: Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương và giải quyết bất đồng trong gia đình - Kết nối tri thức
Khám phá – kết nối (trang 28 Hoạt động trải nghiệm 9)
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc
Câu 1 (trang 28 Hoạt động trải nghiệm 9): Chia sẻ những cách em đã làm để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
Trả lời:
- Chủ động chăm sóc, động viên, giúp đỡ khi người thân bị ốm, mệt.
- Giúp đỡ, chia sẻ mọi khó khăn trong cuộc sống cùng nhau.
- Dành nhiều thời gian trò chuyện cùng nhau.
- Lên kế hoạch đi chơi khi có thể
- Cùng nhau làm việc nhà
- Tạo sự đồng thuận giữa cha mẹ và con cái.
- Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Câu 2 (trang 28 Hoạt động trải nghiệm 9): Thảo luận về cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
Gợi ý:
- Nói những điều tích cực trong gia đình.
- Thể hiện sự dí dỏm, hài hước trong giao tiếp với người thân.
- An ủi, động viên mọi người trong gia đình.
- Quan tâm, chăm sóc người thân.
- Tổ chức các sự kiện gắn kết các thành viên trong gia đình.
Trả lời:
- Cùng nhau thực hiện các công việc trong gia đình.
- Lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với các thành viên trong gia đình.
- Kể những câu chuyện vui, hài hước cho nhau nghe.
- Tổ chức các sự kiện gắn kết các thành viên trong gia đình.
- An ủi, động viên, quan tâm, chăm sóc mọi người trong gia đình.
Hoạt động 2: Trao đổi về cách giải quyết bất đồng trong gia đình
Câu 1 (trang 28 Hoạt động trải nghiệm 9): Chia sẻ cách em giải quyết bất đồng giữa em và các thành viên hoặc giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
Trả lời:
- Tôn trọng quan điểm, lựa chọn và quyền riêng tư của người khác.
- Có sự thông cảm và đồng cảm với người thân.
- Trò chuyện, giao tiếp thẳng thắn với người thân.
- Nhận ra lỗi lầm của mình và xin lỗi người khác.
- Tìm ra giải pháp chung để giải quyết vấn đề.
- Dành thời gian bên nhau nhiều hơn.
Câu 2 (trang 28 Hoạt động trải nghiệm 9): Thảo luận về cách giải quyết bất đồng trong gia đình.
Gợi ý:
- Các bước giải quyết sự bất đồng:
+ Tìm hiểu nguyên nhân của sự bất đồng
+ Đề xuất cách giải quyết bất đồng
+ Cùng nhau giải quyết bất đồng
- Lưu ý:
+ Chủ động nói chuyện với người thân về bất đồng.
+ Chú ý lắng nghe, tìm hiểu suy nghĩ, cảm xúc của người thân, không định kiến hay quy kết.
Trả lời:
- Khi có mâu thuẫn, xung đột với người thân:
+ Bình tĩnh hoà giải mâu thuẫn.
+ Chủ động nói chuyện.
+ Tìm ra lỗi sai để sửa đổi.
+ Đặt mình vào vị trí của người thân để biết cảm xúc của họ.
- Khi các thành viên gia đình có mâu thuẫn, xung đột với nhau:
+ Xác định nguyên nhân.
+ Tìm ra lỗi và nói chuyện vời từng người để hiểu.
+ Để đối phương nói chuyện với nhau và tìm cách giải quyết.
Thực hành (trang 28 Hoạt động trải nghiệm 9)
Hoạt động 3: Luyện tập kĩ năng giải quyết bất đồng trong gia đình
Câu hỏi (trang 28 Hoạt động trải nghiệm 9): Thực hành giải quyết bất đồng trong các tình huống sau:
- Tình huống 1:
Hai chị em Hương ở chung một phòng. Hương là người ngăn nắp, gọn gàng. Em gái của Hương thì ngược lại, thường xuyên bày bừa đồ dùng, quần áo khắp phòng, khiến Hương phải thu dọn, sắp xếp lại. Nhiều lần như vậy, Hương rất bực mình và khó chịu với em.
- Tình huống 2:
Năm nay anh của Lan học lớp 12, bài tập nhiều nên bố mẹ phân công cho anh làm ít việc nhà hơn Lan. Lan rất ấm ức vì cho rằng bố mẹ thiên vị anh.
Trả lời:
- Tình huống 1: Trong tình huống này, Hương nên nói chuyện, nhắc nhở với em gái mình để tập cho em cách sống ngăn nắp, gọn gàng. Nếu không thể nói được em, Hương có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn để khuyên bảo em.
- Tình huống 2: Trong tình huống này, bồ mẹ Lan nên nói chuyện với Lan về sự vất vả trong học tập của anh Lan. Lan cũng nên thông cảm với anh của mình.
Hoạt động 4: Tổ chức sự kiện nhằm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc
Câu 1 (trang 29 Hoạt động trải nghiệm 9): Lựa chọn một hoạt động hoặc sự kiện có ý nghĩa với gia đình em để lập kế hoạch tổ chức.
Gợi ý:
Trả lời:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGÀY 8/3 CHO MẸ
Họ tên: Nguyễn Hồng Phúc
Mục tiêu:
- Chúc mừng mẹ ngày 8/3.
- Thể hiện được tình cảm của bố đối với mẹ, lòng biết ơn của ba chị em đối với mẹ.
- Tạo được niềm vui cho bữa tiệc kỉ niệm với các bài hát, lời chúc, trò chơi để gắn kết các thành viên trong gia đình.
Nội dung chương trình:
- Tặng hoa, tặng quà chúc mừng ngày 8/3 cho mẹ.
- Chụp ảnh chung cả gia đình.
- Cả nhà cùng ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ của gia đình.
Thời gian: Buổi tối, ngày 7 tháng 3 năm 2024
Địa điểm tổ chức: Phòng khách của gia đình.
Công việc cần chuẩn bị:
- Chuẩn bị hoa và quà tặng mẹ: Bố, anh Phúc.
- Chuẩn bị bánh kỉ niệm ngày 8/3 cho mẹ: em Thịnh
- Mua và thổi bóng bay: anh Phúc, em Thịnh.
- Dọn dẹp nhà cửa: Bố, anh Phúc, em Thịnh.
Câu 2 (trang 30 Hoạt động trải nghiệm 9): Chia sẻ kế hoạch
Trả lời:
Em chia sẻ kế hoạch tổ chức ngày 8/3 cho mẹ với người thân.
Vận dụng (trang 30 Hoạt động trải nghiệm 9)
Hoạt động 5: Rèn luyện kĩ năng giải quyết bất đồng, tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương và xây dựng gia đình hạnh phúc
Câu 1 (trang 30 Hoạt động trải nghiệm 9): Thực hiện kế hoạch tổ chức sự kiện, tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương và xây dựng gia đình hạnh phúc.
Trả lời:
Một số kế hoạch, sự kiện để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương và xây dựng gia đình hạnh phúc:
- Tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà.
- Kỉ niệm ngày cưới của bố mẹ.
- Sinh nhật các thành viên trong gia đình.
Câu 2 (trang 30 Hoạt động trải nghiệm 9): Thể hiện những lời nói và việc làm để tạo sự vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
Trả lời:
- Quan tâm, lắng nghe, chăm sóc bố mẹ, người thân.
- Cùng thực hiện các công việc gia đình.
- Đóng góp ý kiến trong các vấn đề của gia đình.
- Cùng bố mẹ phát triển kinh tế gia đình.
- Chia sẻ những khó khăn với bố mẹ, người thân.
Câu 3 (trang 30 Hoạt động trải nghiệm 9): Lắng nghe tích cực, phân tích và thuyết phục người thân để giải quyết bất đồng xảy ra trong gia đình.
Trả lời:
- Nói cho mọi người trong gia đình biết mình muốn gì.
- Lắng nghe nhu cầu, nguyện vọng của nhau, thấu hiểu, nhường nhịn và chia sẻ.
- Bình tĩnh, ôn hoà, thảo luận cách thức thực hiện các nhu cầu hợp lí của các thành
viên trong gia đình.
- Thống nhất cách mà các thành viên trong gia đình thấy hợp lí.
- Cam kết thực hiện theo thoả thuận thống nhất.
Câu 4 (trang 30 Hoạt động trải nghiệm 9): Chia sẻ cảm xúc, kết quả thực hiện.
Trả lời:
- Khi những bất đồng trong gia đình được giải quyết, gia đình sẽ luôn vui vẻ, hạnh phúc. Mỗi thành viên trong gia đình sẽ luôn có cuộc sống tốt đẹp.