X

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 - Kết Nối Tri Thức

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 14 (có đáp án): Một số nhiên liệu - Kết nối tri thức


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 14 (có đáp án): Một số nhiên liệu - Kết nối tri thức

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 14: Một số nhiên liệu chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 dễ dàng hơn.

Bài 14 (có đáp án): Một số nhiên liệu - Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6

Câu 1: Thế nào là nhiên liệu?

A. Nhiên liệu là những vật liệu dùng cho quá trình xây dựng.

B. Nhiên liệu là những chất oxi hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.

C. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.

D. Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.

Trả lời:

Đáp án D

Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.

Câu 2: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

A. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

B. Chẻ nhỏ củi.

C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít càng tốt.

D. Phơi củi cho thật khô.

Trả lời:

Chọn C

Do xếp củi càng sít củi càng khó cháy.

Câu 3: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?

A. Khí tự nhiên. B. Dầu mỏ.

C. Than đá. D. Ethanol.

Trả lời:

Đáp án D

Chọn D do than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên là các nhiên liệu hóa thạch.

Câu 4: Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là

A. nguyên liệu. B. nhiên liệu.

C. vật liệu. D. vật liệu hoặc nguyên liệu.

Trả lời:

Đáp án B

Than đá được dùng làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện vì nó được dùng để đốt cung cấp nhiệt cho quá trình sản xuất điện.

Câu 5: Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào dưới đây?

A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điểu chỉnh lượng gas.

B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.

C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.

D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide.

Trả lời:

Đáp án A

Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả nên tùy nhiệt độ cần thiết để điểu chỉnh lượng gas.

Câu 6: Nhiên liệu hóa thạch

A. là nguồn nhiên liệu tái tạo.

B. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.

C. là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.

D. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.

Đáp án C

Nhiên liệu hóa thạch được tạo thành bởi quá trình phân hủy của các xác động thực vật bị chôn vùi hàng triệu năm.

Câu 7: Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?

A. Nhiên liệu khí.

B. Nhiên liệu lỏng.

C. Nhiên liệu rắn.

D. Nhiên liệu hóa thạch.

Đáp án A

Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn.

Câu 8: Đâu là nguồn năng lượng không thể tái tạo được?

A. Thủy điện. B. Năng lượng mặt trời.

C. Năng lượng gió D. Than đá

Đáp án D

Than đá là nhiên liệu hóa thạch không thể tái tạo được.

Câu 9: Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi:

A. Vừa đủ.

B. Thiếu.

C. Dư.

D. Cả B và C đều đúng.

Đáp án A

Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi vừa đủ.

Câu 10: Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng?

A. Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng.

B. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng.

C. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn.

D. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.

Đáp án C

Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và chất rắn vì để tạo ra được hỗn hợp với không khí, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn.

Bài tập trắc nghiệm Một số nhiên liệu có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay khác: