Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 2 (có đáp án): An toàn trong phòng thực hành - Kết nối tri thức
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 2 (có đáp án): An toàn trong phòng thực hành - Kết nối tri thức
Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 2: An toàn trong phòng thực hành chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 dễ dàng hơn.
Câu 1: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp.
B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.
C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
Trả lời:
Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc:
- Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Không ngửi hoặc nếm hóa chất
- Không mang đồ ăn vào phòng thực hành
- Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
Chọn đáp án D.
Câu 2: Hoạt động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
A. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm.
B. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.
C. Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm.
D. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Trả lời:
- Hoạt động “Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm” là không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
=> sẽ làm phòng thực hành bừa bộn, người khác không tìm được hóa chất để làm,…
Chọn đáp án C.
Câu 3: Biển báo trong hình dưới đây có ý nghĩa gì?
A. Cấm uống nước
B. Cấm lửa
C. Chất độc sinh học
D. Chất ăn mòn
Trả lời:
Biển báo cấm có đặc điểm: hình tròn, viền đỏ, nền trắng.
Cấm uống nước
Chọn đáp án A.
Câu 4: Phương án nào thể hiện đúng nội dung của biển cảnh báo?
A. Chất phóng xạ
B. Cấm nước uống
C. Lối thoát hiểm
D. Hóa chất độc hại
Trả lời:
- Hình A: Biển báo nguy hiểm về điện.
- Hình B: Biển báo cấm lửa
- Hình C: Biển báo lối thoát hiểm
- Hình D: Biển báo chất ăn mòn
Chọn đáp án C.
Câu 5: Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ ống hóa chất xuống sàn nhà ta cần phải làm gì đầu tiên?
A. Lấy tay hót hóa chất bị đổ vào ống hóa chất khác.
B. Dùng tay nhặt ống hóa chất đã vỡ vào thùng rác.
C. Trải giấy thấm lên dung dịch đã bị đổ ra ngoài.
D. Gọi cấp cứu y tế.
Trả lời:
Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ ống hóa chất thì chúng ta phải:
- Báo ngay với giáo viên.
- Trải giấy thấm lên dung dịch bị đổ từ ngoài vào trong
- Nếu bị hoá chất bám vào người, quần áo thì phải cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.
- Nếu bị chảy máu, xây xát thì phủ vết thương bằng gạc vô khuẩn hoặc dùng vải sạch. Nếu bệnh nặng hơn, cần gọi cấp cứu y tế.
A – không đảm bảo an toàn.
B - không đảm bảo an toàn.
C – cần thực hiện ngay tránh hóa chất bám vào người và lan rộng ra khu vực khác.
D – cần làm trong trường hợp có người bị thương.
Chọn đáp án C.
Câu 6: Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, ta cần phải làm gì khi thu dọn thủy ngân?
A. Đóng kín cửa lại, đeo khẩu trang và găng tay, dùng chổi mềm quét dọn.
B. Mở toang cừa sổ cho thủy ngân bay ra hết.
C. Lấy chổi và hót rác gom thật nhanh gọn, không đeo khẩu trang.
D. Gọi cấp cứu y tế.
Trả lời:
Cách xử lý nhanh khi “trót” làm vỡ cặp nhiệt độ thủy ngân
– Bước 1: Phải di chuyển ngay lập tức những người đang có mặt trong khu vực thủy ngân bị vỡ ra ngoài.
– Bước 2: Tuyệt đối không để gió lùa. Đóng cửa sổ và cửa ra vào để giúp thủy ngân không phát tán trong không khí.
– Bước 3: Dùng đèn chiếu sáng để nhìn rõ phạm vi thủy ngân bị chảy ra.
– Bước 4: Người dọn phải bịt khẩu trang đeo găng tay để chuẩn bị dọn sạch thủy ngân, tuyệt đối không tiếp xúc với thủy ngân bằng tay không.
– Bước 5: Dùng chổi mềm và giấy mềm làm xẻng để gom và hót thủy ngân, vừa hót vừa đỡ vì hạt thủy ngân rất tròn và lăn rất nhanh, nếu không nhanh tay nó lại lăn xuống đất không thể gom lại được.
Chọn đáp án A.
Câu 7: Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?
A. Cấm thực hiện
B. Cảnh báo các khu vực nguy hiểm
C. Cảnh báo chỉ dẫn thực hiện
D. Cảnh bảo bắt buộc thực hiện
Trả lời:
Cảnh báo các khu vực nguy hiểm: hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng.
Biển báo dễ cháy
Chọn đáp án B
Câu 8: Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng?
A. Loại bỏ những hóa chất gây ăn mòn vẫn bám trên tay
B. Tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp xúc làm việc trong phòng thí nghiệm.
C. Tránh vi khuẩn nguy hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm.
D. Cả A và C đều đúng
Trả lời:
Rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ những hóa chất gây ăn mòn da tay hoặc vi khuẩn nguy hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm.
Chọn đáp án D.
Câu 9: Dụng cụ dưới đây gọi là gì và có tác dụng gì?
A. Ống bơm khí, dùng để bơm không khí vào ống nghiệm .
B. Ống bơm hóa chất, dùng để làm thí nghiệm.
C. Ống pipette, dùng để lấy hóa chất.
D. Ống bơm tiêm, dùng để chuyển hóa chất cho cây trồng .
Trả lời:
- Dụng cụ ở hình trên tên gọi là bơm hóa chất, dùng để làm thí nghiệm
- Hình ảnh một số ống khác:
Chọn đáp án B.
Câu 10: Biển bảo dưới đây cho ta biết điều gì?
A. Phải đeo gang tay thường xuyên .
B. Chất ăn mòn.
C. Chất độc.
D. Nhiệt độ cao.
Trả lời:
- Biển báo “Phải đeo găng tay thường xuyên” thuộc biển báo hiệu lệnh: hình tròn, nền xanh, hình vẽ có màu trắng.
- Biển báo nhiệt độ cao:
Chọn đáp án A