Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 16 (có đáp án): Từ trường Trái Đất
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Từ trường Trái Đất sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7.
Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều Bài 16 (có đáp án): Từ trường Trái Đất
Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Câu 1: Nguyên nhân sinh ratừ trường của Trái Đất
A. do nam châm và nam châm điện ở trên Trái Đất.
B. do cấu tạo lõi.
C. chuyển động quay của Trái Đất.
D. Chỉ B và C.
Câu 2: Từ trường tồn tại ở:
A. nam châm.
B. dòng điện.
C. Trái Đất.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về từ trường Trái Đất?
A. Do Trái Đất có từ trường nên kim nam châm khi đặt tự do sẽ định hướng Nam – Bắc.
B. Cực từ Bắc của từ trường Trái Đất gần cực Nam địa lý, cực từ Nam của từ trường Trái Đất gần cực Bắc địa lý.
C. Xung quanh Trái Đất có từ trường.
D. Cực từ Bắc của từ trường Trái Đất là cực Bắc địa lý, cực từ Nam của từ trường Trái Đất là cực Nam địa lý.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây là đúng về hai phát biểu sau?
(I) Xung quanh Trái Đất có từ trường.
Vì (II): Trái Đất có hai cực địa lý là cực Bắc và cực Nam.
A. Câu (I) đúng, câu (II) đúng, hai câu có liên quan với nhau.
B. Câu (I) đúng, câu (II) đúng, hai câu không liên quan với nhau.
C. Câu (I) đúng, câu (II) sai.
D. Câu (I) sai, câu (II) đúng.
Câu 5: Nguyên nhân kim nam châm khi để tự do luôn chỉ hướng Nam – Bắc là:
A. do Trái Đất có hai cực địa lý là cực Bắc và cực Nam.
B. do đặc tính của kim nam châm.
C. do Trái Đất có từ trường.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 6: Bộ phận nào trong cấu tạo của la bàn có tác dụng chỉ phương hướng?
A. Kim nam châm.
B. Một cuộn dây.
C. Mặt chia độ có ghi phương hướng.
D. Thanh nam châm thẳng.
Câu 7: La bàn là dụng cụ dùng để
A. xác định hướng gió thổi.
B. xác định độ cao.
C. xác định phương hướng trên Trái Đất.
D. Cả 3 phương án trên đều sai.
Câu 8: Tại sao khi sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí thì không để la bàn gần các vật có tính chất từ?
A. Do xung quanh các vật có tính từ có từ trường, có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm trên la bàn sẽ ảnh hưởng đến việc xác định phương hướng.
B. Do các vật có tính chất từ sẽ hút la bàn.
C. Do các vật có tính chất từ sẽ làm hỏng la bàn.
D. Chỉ B và C.
Câu 9: Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn xác định hướng như thế nào?
A. Cực Bắc chỉ hướng Nam, cực Nam chỉ hướng Bắc.
B. Cực Bắc chỉ hướng Bắc, cực Nam chỉ hướng Nam.
C. Kim nam châm chỉ hướng bất kì.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 10: Các lực từ cùng tên thì đẩy nhau, nhưng tại sao cực Bắc của kim nam châm trong một la bàn luôn chỉ hướng Bắc?
A. Vì xung quanh Trái Đất có từ trường.
B. Vì Trái Đất như một nam châm, cực từ Nam của Trái Đất gần với địa cực Bắc và ngược lại cực từ Bắc của Trái Đất gần với địa cực Nam.
C. Vì Trái Đất luôn tự quay quanh trục của nó.
D. Vì Trái Đất tự quanh quanh Mặt Trời.