Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 9 (có đáp án): Sự truyền âm
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 9: Sự truyền âm sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7.
Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều Bài 9 (có đáp án): Sự truyền âm
Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Câu 1: Nguồn âm là gì?
A. Là những vật phát ra âm thanh.
B. Là những vật làm cho vật khác phát ra âm thanh.
C. Là những vật thu nhận âm thanh.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2: Khi phát ra âm
A. các vật đứng yên.
B. các vật dao động.
C. các vật đung đưa.
D. các vật không thay đổi so với bình thường.
Câu 3: Chọn câu sai.
A. Nguồn âm là vật phát ra âm.
B. Mọi vật phát ra âm đều dao động.
C. Dao động là sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng.
D. Mọi vật dao động đều phát ra âm.
Câu 4: Chuyển động nhưthế nào được gọi là dao động?
A. Chuyển động theo một đường tròn.
B. Chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng.
C. Chuyển động theo quỹ đạo đường cong.
D. Chuyển động của vật được ném lên cao.
Câu 5: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào phát ra âm thanh đó?
A. Tay bác bảo vệ gõ trống.
B. Dùi trống.
C. Mặt trống.
D. Không khí xung quanh trống.
Câu 6: Chọn câu đúng khi mô tả về sự truyền âm của âm thoa trong không khí.
A. Khi âm thoa dao động đã lan truyền sự nén, giãn không khí, tức là truyền sóng âm ra không gian xung quanh.
B. Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào âm thoa thì nghe thấy âm thanh.
C. Khi âm thoa dao động đã làm cho lớp không khí giữa hai nhánh âm thoa dao động theo.
D. Chỉ B và C.
Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để mô tả sự truyền âm trong không khí:
Nguồn âm …(1)... làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó …(2)… (nén, giãn). Lớp không khí dao động này lại …(3)... cho lớp không khí kế tiếp dao động. Cứ thế các dao động của nguồn âm được không khí truyền đến tai ta, làm cho màng nhĩ dao động, do đó ta nghe thấy âm phát ra từ nguồn âm.
A. (1) dao động, (2) chuyển động, (3) truyền.
B. (1) rung lên, (2) chuyển động, (3) tiếp xúc.
C. (1) dao động, (2) dao động, (3) truyền.
D. (1) rung động, (2) dao động, (3) tiếp xúc.
Câu 8: Sóng âm truyền được trong môi trường nào?
A. Chỉ trong chất khí và chất lỏng.
B. Chỉ trong chất khí.
C. Trong mọi chất kể cả chân không.
D. Trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Câu 9: Trong lớp học, học sinh nghe được tiếng thầy cô giáo giảng bài thông qua môi trường nào?
A. Không khí.
B. Chất rắn.
C. Chất lỏng.
D. Chân không.
Câu 10: Khi đi câu cá, cần đi nhẹ và giữ yên lặng vì
A. những người đi câu cá là những người nhẹ nhàng.
B. cá nghe được âm thanh truyền qua không khí sẽ bơi đi chỗ khác.
C. cá nghe được âm thanh truyền qua không khí và nước sẽ bơi đi chỗ khác.
D. những người câu cá là những người thích sự yên lặng.