Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 95 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải KHTN 7 trang 95 trong Bài 19: Từ trường. Với lời giải được biên soạn chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập KHTN 7.
Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 95 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi thảo luận 2 trang 95 KHTN lớp 7: Thí nghiệm Oersted cho thấy có điểm nào giống nhau giữa không gian quanh nam châm và dòng điện.
Trả lời:
Điểm giống nhau giữa không gian quanh nam châm và dòng điện trong thí nghiệm Oersted là đều có từ trường.
Luyện tập 1 trang 95 KHTN lớp 7: Xung quanh vật nào sau đây có từ trường?
a) Bóng đèn điện đang sáng.
b) Cuộn dây đồng nằm trên kệ.
Trả lời:
a) Xung quanh bóng đèn điện đang sáng có từ trường vì lúc này trong bóng đèn điện có dòng điện chạy qua.
b) Xung quanh cuộn dây đồng nằm trên kệ không có từ trường vì trong cuộn dây không có dòng điện.
Câu hỏi thảo luận 3 trang 95 KHTN lớp 7: Nhận xét về hình dạng sắp xếp mạt sắt ở xung quanh nam châm.
Trả lời:
Hình dạng sắp xếp mạt sắt ở xung quanh nam châm:
- Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong kín nối từ cực này sang cực kia của nam châm.
- Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần và mở rộng ra.
Luyện tập 2 trang 95 KHTN lớp 7: Hãy thực hiện thí nghiệm quan sát từ phổ của một nam châm tròn.
Trả lời:
Các bước tiến hành thí nghiệm:
- Chuẩn bị: tấm nhựa trong, mạt sắt, nam châm tròn.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Đặt tấm nhựa trong lên nam châm tròn.
+ Rắc đều một lớp mạt sắt lên tấm nhựa.
+ Gõ nhẹ tấm nhựa và quan sát sự sắp xếp của các mạt sắt.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Từ trường Chân trời sáng tạo hay khác: