Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 97 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải KHTN 7 trang 97 trong Bài 19: Từ trường. Với lời giải được biên soạn chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập KHTN 7.
Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 97 Chân trời sáng tạo
Vận dụng trang 97 KHTN lớp 7: Từ hình ảnh của các đường sức từ (Hình 19.5), hãy nêu một phương pháp xác định chiều của đường sức từ nếu biết tên các cực của nam châm.
Trả lời:
Khi biết tên các cực của nam châm, chúng ta có thể xác định chiều của đường sức từ bằng cách áp dụng quy ước: bên ngoài nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.
Luyện tập trang 97 KHTN lớp 7: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau. Hãy chỉ rõ tên các cực của kim nam châm và hai thanh nam châm.
Trả lời:
Dựa vào chiều của đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm. Ta xác định được tên các cực của kim nam châm và hai thanh nam châm như hình.
Bài 1 trang 97 KHTN lớp 7: Khi quan sát từ phổ của nam châm, ta biết được các đặc điểm nào của từ trường xung quanh nam châm?
Trả lời:
Khi quan sát từ phổ của nam châm, ta biết được độ mạnh yếu của từ trường xung quanh nam châm tại các vị trí khác nhau.
Bài 2 trang 97 KHTN lớp 7:
a) Quan sát hình bên, hãy mô tả từ phổ của nam châm chữ U.
b) Dùng bút chì vẽ dọc theo các đường của từ phổ để tạo nên đường sức.
c) Nêu phương pháp xác định chiều của đường sức từ trên.
Trả lời:
a) Từ phổ của nam châm chữ U: ở bên ngoài nam châm là các đường sức từ có dạng những đường vòng cung khép kín. Ở trong khoảng giữa hai cực của nam châm thì các đường sức từ có dạng gần như song song với nhau.
b) Vẽ hình
b) Phương pháp xác định chiều của đường sức từ:
- Xác định các cực của nam châm.
- Xác định chiều của đường sức từ là chiều ra từ cực Bắc và vào từ cực Nam.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Từ trường Chân trời sáng tạo hay khác: