X

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 96 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải KHTN 7 trang 96 trong Bài 19: Từ trường. Với lời giải được biên soạn chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập KHTN 7.

Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 96 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 4 trang 96 KHTN lớp 7: Em hãy xác định cực Bắc và Nam của kim nam châm trong Hình 19.4.

Em hãy xác định cực Bắc và Nam của kim nam châm trong Hình 19.4

Trả lời:

Cực Bắc của kim nam châm là đầu màu đỏ (kí hiệu bằng chữ N), cực Nam của kim nam châm là đầu màu xanh (kí hiệu bằng chữ S).

Câu hỏi thảo luận 5 trang 96 KHTN lớp 7:

a) Hãy nhận xét về hình dạng đường sức từ Hình 19.5 và sự sắp xếp các mạt sắt ở từ phổ Hình 19.3.

Hãy nhận xét về hình dạng đường sức từ Hình 19.5

Hãy nhận xét về hình dạng đường sức từ Hình 19.5

b) Có thể nhận biết từ trường mạnh yếu qua các đường sức từ không?

Trả lời:

a) Hình dạng đường sức từ Hình 19.5 giống với sự sắp xếp các mạt sắt ở từ phổ Hình 19.3:

- Chúng đều là những đường cong khép kín nối từ cực này sang cực kia của nam châm.

- Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần và mở rộng ra.

b) Có thể nhận biết từ trường mạnh yếu dựa vào độ mau, thưa của các đường sức từ: chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ đường sức từ càng thưa thì từ trường càng yếu.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Từ trường Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: