Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng.
- Để vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng ta cần lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian, sau đó vẽ đồ thị.
- Các bước vẽ đồ thị:
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng Os và Ot vuông góc với nhau, gọi là hai trục tọa độ.
+ Trục Os thẳng đứng (trục tung) dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.
+ Trục Ot nằm ngang (trục hoành) dùng để biểu diễn thời gian theo các tỉ lệ xích thích hợp.
Bước 2. Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng.
Bước 3. Nối các điểm biểu diễn đã xác định ở bước 3 với nhau và nhận xét về các đường nối này (thẳng hay cong, nghiêng hay song song với trục hoành).
2. Sử dụng đồ thị quãng đường - thời gian
- Đồ thị quãng đường – thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi của vật.
Ví dụ: Đồ thị quãng đường – thời gian của một người đi bộ.
Từ đồ thị, ta xác định được:
- Trong 15 min đầu, người này đi được quãng đường 1000 m (từ điểm O đến điểm A).
+ Tốc độ của người này trong 15 min đầu là:
- Trong 5 min tiếp theo (từ phút 15 đến phút 20), người này dừng lại không chuyển động.
- Trong 10 min cuối, người này đi được quãng đường 1000 m (từ điểm B đến điểm C).
+ Tốc độ của người này trong 10 min cuối: