X

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Nam châm điện

- Cấu tạo của nam châm điện gồm: ống dây dẫn, lõi sắt non lồng trong ống dây, hai đầu ống dây nối với 2 cực của nguồn điện. Lõi sắt non có tác dụng làm tăng từ trường của nam châm điện.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

- Hoạt động: Khi cho dòng điện chạy vào ống dây bằng cách đóng khóa K, lúc này trong ống dây sinh ra từ trường. Khi đó ống dây trở thành một nam châm điện.

- Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy qua ống dây; dòng điện thay đổi thì từ trường của nam châm điện thay đổi.

2. Chế tạo nam châm điện đơn giản

a. Dụng cụ

- Đoạn dây đồng (được sơn cách điện bên ngoài) đường kính 0,2 mm.

- 01 đinh sắt.

- Dây dẫn.

- Nguồn điện (5 – 6 quả pin).

- 01 công tắc.

b. Tiến hành thí nghiệm

- Bước 1. Dùng đoạn dây đồng quấn xung quanh đinh sắt, nối hai đầu dây với nguồn điện qua một công tắc như hình vẽ.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

Sơ đồ cấu tạo của nam châm điện đơn giản

- Bước 2. Lần lượt thực hiện các động tác:

+ Đóng/ngắt công tắc điện, kiểm tra xung quanh nam châm điện có từ trường không? Bằng cách để các vật có từ tính gần nam châm điện, nếu nam châm điện hút được các vật có từ tính, tức là có từ trường và ngược lại.

+ Thay đổi nguồn điện (bằng cách tăng số pin), đóng công tắt điện để kiểm tra độ lớn của lực từ của nam châm điện có thay đổi không?

+ Thay đổi cực của nguồn điện; dùng kim nam châm thử để kiểm tra xem chiều của từ trường có thay đổi không?

3. Ứng dụng của nam châm điện

Nhờ ưu điểm có thể thay đổi từ trường một cách nhanh chóng mà nam châm điện được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, sản xuất cũng như các lĩnh vực nghiên cứu.

Ví dụ:

+ Xe cẩu hút vật liệu từ tính.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

+ Chuông điện.


Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

+ Máy phát điện.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay khác: