X

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Hiện tượng phản xạ ánh sáng

- Khi chiếu một chùm sáng vào gương thì chùm sáng bị hắt trở lại theo hướng khác. Hiện tượng đó gọi là phản xạ ánh sáng.

- Hiện tượng này còn xảy ra với các bề mặt nhẵn bóng khác.

Ví dụ: Phản xạ ánh sáng qua mặt nước phẳng lặng

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

- Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng người ta quy ước (hình vẽ):

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

- G: gương phẳng (mặt phản xạ).

- Tia sáng tới (SI): tia sáng chiếu vào gương.

- Tia sáng phản xạ (IR): tia sáng bị gương hắt trở lại.

- Điểm tới (I): giao điểm của tia sáng tới và gương.

- Pháp tuyến (IN) tại I: đường thẳng vuông góc với gương tại I.

- Mặt phẳng tới: mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.

- Góc tới Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng:góc tạo bởi tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.

- Góc phản xạ Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng:góc tạo bởi tia sáng phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới.

2. Định luật phản xạ ánh sáng

- Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

3. Phản xạ và phản xạ khuếch tán

a. Phản xạ

- Khi mặt phản xạ nhẵn thì các tia sáng tới song song bị phản xạ theo một hướng, Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ (còn gọi là phản xạ gương).

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

- Khi có phản xạ ta có thể nhìn thấy ảnh của vật.

Ví dụ: Phản xạ qua mặt nước phẳng lặng

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

b. Phản xạ khuếch tán

- Khi mặt phản xạ không nhẵn thì các tia sáng tới song song bị phản xạ theo mọi hướng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ khuếch tán (còn gọi là tán xạ).

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

- Khi có phản xạ khuếch tán ta không nhìn thấy ảnh của vật.

Ví dụ: Phản xạ qua mặt nước gợn sóng.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay khác: