X

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 56 Chân trời sáng tạo


Với lời giải KHTN 8 trang 56 trong Bài 12: Oxide môn Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 56.

Giải KHTN 8 trang 56 Chân trời sáng tạo

Mở đầu trang 56 Khoa học tự nhiên 8: Một số oxide phổ biến tạo nên các khoáng chất như đá granite và thạch anh (oxide của silicon), gỉ sắt (oxide của sắt) và đá vôi (oxide của calcium và carbon). Đá ruby tự nhiên có dải màu từ hồng đậm đến đỏ sẫm do thành phần các oxide của alumium, chromium, … tạo nên. Oxide là gì? Có những loại oxide nào? Chúng có sẵn trong tự nhiên hay phải điều chế?

Một số oxide phổ biến tạo nên các khoáng chất như đá granite và thạch anh (oxide của silicon)

Trả lời:

- Oxide là hợp chất gồm hai nguyên tố, trong đó có nguyên tố oxygen.

- Có 4 loại oxide:

+ Oxide acid là oxide phản ứng được với dung dịch base tạo thành muối và nước.

+ Oxide base là oxide phản ứng được với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

+ Oxide lưỡng tính là oxide vừa phản ứng được với dung dịch acid, vừa phản ứng với dung dịch base.

+ Oxide trung tính là các oxide không phản ứng với dung dịch acid, không phản ứng với dung dịch base.

- Có những oxide có sẵn trong tự nhiên, có những oxide không có sẵn trong tự nhiên con người điều chế ra.

Câu hỏi thảo luận 1 trang 56 Khoa học tự nhiên 8: Thành phần của các chất ở Hình 12.1 có đặc điểm gì giống nhau?

Thành phần của các chất ở Hình 12.1 có đặc điểm gì giống nhau?

Trả lời:

Điểm giống nhau: Các hợp chất này đều gồm 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxygen.

Luyện tập trang 56 Khoa học tự nhiên 8: Chất nào là oxide trong các chất sau: ZnO; SiO2; KNO3; Fe2O3; Cl2O7; K2CO3?

Trả lời:

Chất là oxide: ZnO; SiO2; Fe2O3; Cl2O7.

Lời giải bài tập KHTN 8 Bài 12: Oxide hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: