X

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 61 Chân trời sáng tạo


Với lời giải KHTN 8 trang 61 trong Bài 12: Oxide môn Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 61.

Giải KHTN 8 trang 61 Chân trời sáng tạo

Luyện tập trang 61 Khoa học tự nhiên 8: Có các oxide sau: SO3, P2O5, CO, MgO. Oxide nào phản ứng được với dung dịch KOH? Oxide nào phản ứng được với dung dịch HCl? Viết phương trình hoá học của phản ứng.

Trả lời:

- Các oxide phản ứng với KOH là: SO3, P2O5.

Phương trình hoá học minh hoạ:

SO3 + 2KOH → K2SO4 + H2O

P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O

- Oxide phản ứng với dung dịch HCl là: MgO

Phương trình hoá học minh hoạ:

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O.

Vận dụng trang 61 Khoa học tự nhiên 8: Baking soda được sử dụng nhiều trong đời sống. Thành phần chính của baking soda có công thức hoá học là NaHCO3 (sodium hydrogencarbonate).

Sodium hydrogencarbonate có thể được tạo ra bằng cách cho carbon dioxide tác dụng với sodium hydroxide.

Baking soda được sử dụng nhiều trong đời sống

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng.

b) Tính thể tích carbon dioxide (đkc) và khối lượng sodium hydroxide cần để tạo ra 420 gam sodium hydrogencarbonate.

Trả lời:

a) Phương trình hoá học của phản ứng:

CO2 + NaOH → NaHCO3.

b) Theo bài ra: nNaHCO3=42084=5(mol)

Theo phương trình hoá học: nCO2=nNaOH=nNaHCO3

Thể tích carbon dioxide (đkc) cần dùng là:

                                              VCO2=5×24,79=123,95(L).

Khối lượng sodium hydroxide cần dùng là:

mNaOH = 5 × 40 = 200 (gam).

Lời giải bài tập KHTN 8 Bài 12: Oxide hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: