Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 131 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải KHTN 9 trang 131 trong Bài 27: Tinh bột và cellulose môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 131.
Giải KHTN 9 trang 131 Cánh diều
Mở đầu trang 131 Bài 27 KHTN 9: Nêu tên một số loại lương thực chứa nhiều tinh bột.
Tinh bột, celulose chiếm phần lớn khối lượng khô của thực vật. Vậy tinh bột, celulose có công thức hóa học và tính chất như thế nào?
Trả lời:
- Một số loại lương thực chứa nhiều tinh bột như gạo, sắn, ngô, khoai, …
- Tinh bột, celullose đều có công thức chung là (C6H10O5)n (trong đó n có giá trị rất lớn; giá trị n của phân tử cellulose lớn hơn giá trị n của phân tử tinh bột).
Tinh bột có phản ứng màu đặc trưng với iodine. Tinh bột và cellulose đều tham gia phản ứng thủy phân khi có acid (đun nóng) hoặc nhờ tác dụng của enzyme.
Câu hỏi 1 trang 131 KHTN 9: Quan sát hình 27.3, cho biết bộ phận nào của cây ngô
a) chứa nhiều tinh bột?
b) chứa nhiều celulose?
Trả lời:
a) Hạt ngô chứa nhiều tinh bột.
b) Thân cây ngô chứa nhiều celulose.
Câu hỏi 2 trang 131 KHTN 9: Quan sát các hình 27.1 và 27.2, cho biết trạng thái, màu sắc của tinh bột và celulose.
Trả lời:
Trong điều kiện thường, tinh bột và cellulose là chất rắn, màu trắng.
Lời giải KHTN 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose hay khác: