X

Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 132 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải KHTN 9 trang 132 trong Bài 27: Tinh bột và cellulose môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 132.

Giải KHTN 9 trang 132 Cánh diều

Vận dụng 1 trang 132 KHTN 9: Nêu những hiện tượng trong thực tiễn chứng tỏ tinh bột tan được trong nước nóng còn cellulose không tan.

Trả lời:

Trong thực tiễn khi nấu ăn ta thấy:

- Nấu bột sắn dây: ban đầu cho bột sắn dây (thành phần chính là tinh bột) vào nước, khuấy đều thấy không tan nhưng khi đun nóng ta thấy tạo thành hỗn hợp dung dịch keo.

Nêu những hiện tượng trong thực tiễn chứng tỏ tinh bột tan được trong nước nóng

- Luộc rau (thành phần chính là cellulose) thì ta thấy sau khi luộc rau vẫn còn nguyên hình dạng.

Thực hành trang 132 KHTN 9: Thí nghiệm 1

Chuẩn bị

• Dụng cụ: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, kẹp ống nghiệm.

• Hoá chất: dung dịch hồ tinh bột, dung dịch cồn iodine.

Tiến hành thí nghiệm và thảo luận

• Cho 2 mL dung dịch hồ tinh bột vào ống nghiệm, sau đó nhỏ một giọt dung dịch cồn iodine vào, lắc nhẹ.

• Quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.

Trả lời:

Hiện tượng: Thấy xuất hiện chất có màu xanh tím

Giải thích: Ở nhiệt độ thường, hồ tinh bột tác dụng với iodine tạo ra hợp chất có màu xanh tím.

Câu hỏi 3 trang 132 KHTN 9: Hiện tượng nào trong thí nghiệm 1 cho biết tinh bột đã tác dụng với iodine?

Trả lời:

Hiện tượng trong thí nghiệm 1 cho biết tinh bột đã tác dụng với iodine là thấy xuất hiện chất có màu xanh tím.

Luyện tập 1 trang 132 KHTN 9: Dự đoán hiện tượng xảy ra khi nhỏ một giọt dung dịch iodine lên một lát khoai tây hoặc một lát chuối xanh.

Trả lời:

Dự đoán hiện tượng: Xuất hiện màu xanh tím.

Giải thích: Lát khoai tây hoặc lát chuối xanh có chứa tinh bột nên tác dụng với iodine tạo ra hợp chất có màu xanh tím.

Thực hành trang 132 KHTN 9: Thí nghiệm 2

Chuẩn bị

• Dụng cụ: cốc 50 mL, thìa thuỷ tinh, kiềng đun, lưới thép, đèn cồn, mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt.

• Hoá chất: dung dịch hồ tinh bột, dung dịch iodine, dung dịch H2SO4 20%.

Tiến hành thí nghiệm và thảo luận

• Cho vào cốc 5 ml dung dịch hồ tinh bột, thêm tiếp vào cốc 1 mL dung dịch H2SO4 20%. Đặt cốc dung dịch lên kiềng (có lưới thép) và đun sôi nhẹ dung dịch trong khoảng 4 phút, vừa đun vừa khuấy đều.

• Lấy 3 giọt dung dịch trong cốc nhỏ lên mặt kính đồng hồ, nhỏ tiếp vào đó một giọt dung dịch iodine.

• Quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.

Trả lời:

Quan sát dung dịch sau đun sôi 4 phút thì nó trong hơn. Khi nhỏ dung dịch iodine vào thì không thấy có hiện tượng gì.

Câu hỏi 4 trang 132 KHTN 9: Hiện tượng nào trong thí nghiệm 2 chứng tỏ phản ứng thuỷ phân tinh bột đã xảy ra?

Trả lời:

Hiện tượng trong thí nghiệm 2 chứng tỏ phản ứng thủy phân tinh bột đã xảy ra là sau khi đun sôi 4 phút thấy dung dịch trong hơn và khi nhỏ dung dịch iodine vào hỗn hợp sau phản ứng thì không thấy có hiện tượng gì.

Lời giải KHTN 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: