Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 10 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 10 Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 10.
Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 1. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các cơ quan, thiết chế nào sau đây?
A. Quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Chính phủ
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm nhiều cơ quan, thiết chế tạo thành như: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.
Câu 2. Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nướC. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
B. Lờ đi và coi như không biết.
C. Báo với chính quyền địa phương.
D. Giúp chúng tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân.
Đáp án đúng là: C
Trước tình huống đó em sẽ báo với chính quyền địa phương kịp thời xử lí và nghiêm chặn vì đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 3. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
A. Quốc hội.
B. Chính phủ.
C. Chủ tịch nước.
D. Tòa án nhân dân.
Đáp án đúng là: A
Hiến pháp năm 2013 quy định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước" (Điều 69).
Câu 4. Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào?
A. Phát triển kinh tế - xã hội.
B. Ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
C. Đảm bảo quốc phòng và an ninh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân và đảm bảo quốc phòng và an ninh.
Câu 5. Vì sao Quốc hội và Hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân?
A. Là các cơ quan do nhân dân bầu ra.
B. Đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
C. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước hoặc địa phương.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Quốc hội và Hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân vì đây là các cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân; để thực hiện quyền lực nhà nước, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước hoặc địa phương và giám sát các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước theo thẩm quyền.
Câu 6. Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội là gì?
A. Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
B. Để thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
C. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Một số chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội là:
+ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
+ Để thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, Quốc hội có nhiệm vụ làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp
+ Để thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
+ Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội
+ Quyết định mục tiêu, chi tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Câu 7. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm là chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nào?
A. Quốc hội.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Chính phủ.
D. Chủ tịch nước.
Đáp án đúng là: B
Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân:
+ Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định như: các biện pháp khác để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật
+ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền
+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân
Câu 8. Cơ quan nào thành lập nên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao?
A. Chủ tịch nước.
B. Chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Hội đồng nhân dân.
Đáp án đúng là: C
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác đều do Quốc hội thành lập.
Câu 9. Vì sao Chính phủ và Uỷ ban nhân dân được gọi là cơ quan hành chính nhà nước?
A. Là cơ quan hành pháp.
B. Có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của Nhà nước ở cấp trung ương và địa phương.
C. Có nhiệm vụ thi hành các hoạt động của Nhà nước ở cấp trung ương và địa phương.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Chính phủ và UBND được gọi là cơ quan hành chính nhà nước vì chính phủ và UBND là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ tổ chức và thi hành các hoạt động của Nhà nước ở cấp trung ương và địa phương.
Câu 10. Cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp gọi là gì?
A. Quốc hội.
B. Tòa án nhân dân.
C. Viện kiểm sát.
D. Hội đồng nhân dân.
Đáp án đúng là: C
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Bằng các hoạt động của mình, Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền con người và bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhà nước và xã hội.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: