Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 9 (có đáp án): Dịch vụ tín dụng
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 25 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 10.
Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9 (có đáp án): Dịch vụ tín dụng
Câu 1. Việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn được gọi là
A. tín dụng ngân hàng.
B. tín dụng.
C. giao dịch điện tử.
D. giao dịch ngân hàng.
Câu 2. Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng
A. chi trả một nửa gốc và lại khi đến hạn.
B. chi trả 50% lãi khi đến hạn.
C. hoàn trả toàn bộ tiền gốc.
D. hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.
Câu 3. Phương án nào sau đây là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?
A. Dựa trên cơ sở lòng tin.
B. Không giới hạn thời gian vay.
C. Chỉ cần trả tiền gốc.
D. Không tiềm ẩn rủi ro.
Câu 4. Phương án nào sau đây không phải là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?
A. Dựa trên cơ sở lòng tin.
B. Có tính thời hạn.
C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
D. Không có tính thời hạn.
Câu 5. Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào
A. uy tín của người vay, nhưng cần tài sản bảo đảm.
B. uy tín của người cho vay, không cần tài sản bảo đảm.
C. uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm.
D. uy tín của người cho vay, cần tài sản bảo đảm.
Câu 6. Phương án nào sau đây là đặc điểm của cho vay tín chấp?
A. Thủ tục vay phức tạp.
B. Số tiền vay không giới hạn.
C. Dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay.
D. Mức lãi vay khá thấp.
Câu 7. Phương án nào sau đây không là đặc điểm của cho vay tín chấp?
A. Dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay.
B. Thủ tục vay đơn giản.
C. Số tiền vay không giới hạn.
D. Thời hạn cho vay ngắn.
Câu 8. Khi vay tín chấp, người vay cần có trách nhiệm nào sau đây?
A. Cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân.
B. Trả ít nhất 50% vốn vay và lãi theo đúng hạn.
C. Có thể mượn thông tin của người khác để vay.
D. Có thể có hoặc không cần thiết giấy tờ vay.
Câu 9. Phương án nào sau đây không phải là trách nhiệm của người vay tín chấp?
A. Cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân.
B. Cung cấp giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng.
C. Phải trả đủ cả vốn vay và lãi đúng theo thời hạn.
D. Có thể ra thêm hạn vay nếu không đủ tiền trả theo thời hạn.
Câu 10. Trong trường hợp vay thế chấp mà không thể trả nợ cho ngân hàng thì người vay phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp để ngân hàng xử lý tài sản thế chấp.
B. Nộp phạt với mức tiền tương đương đã vay thế chấp trước đó cho ngân hàng.
C. Chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật khi không trả đúng hạn.
D. Cho thêm thời hạn để người vay tìm cách trả đúng khoản nợ đã vay cho ngân hàng.
Câu 11. Hoạt động ngân hàng cùng người vay xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay được gọi là
A. Vay tín dụng.
B. Vay trả góp.
C. Vay thế chấp.
D. Vay không lãi.
Câu 12. Chị K có hai mươi triệu đồng để mua một chiếc xe máy nhưng khi đến cửa hàng, chiếc xe mà chị lựa chọn có giá năm mươi triệu đồng. Trong trường hợp này, để có thể mua được chiếc xe máy mà chị lựa chọn thì chị nên lựa chọn phương án nào sau đây?
A. Mua theo hình thức trả góp.
B. Thế chấp tài sản để mua xe.
C. Vay ngân hàng với lãi suất cao.
D. Vay nợ đen để đủ tiền mua.
Câu 13. Ông T vay ngân hàng năm trăm tỉ để kinh doanh, để được vay ông phải mang giấy tờ nhà để thế chấp với ngân hàng. Do dịch covid nên việc kinh doanh của ông thua lỗ nặng và phá sản vì vậy ông không thể trả theo đúng thời hạn thỏa thuận với ngân hàng trước đó. Trường hợp này, ông T sẽ phải làm gì để thanh toán nợ ngân hàng?
A. Chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp cho ngân hàng.
B. Được ra thêm thời hạn để xoay nợ trả ngân hàng.
C. Phạt hành chính và tiếp tục được thêm thời hạn trả nợ.
D. Bị xử phạt hình sự về hành vi không hoàn trả nợ ngân hàng.
Câu 14. Q thi đỗ đại học, tuy nhiên gia đình Q không có khả năng nuôi em ăn học vì hoàn cảnh khó khăn. Trong trường hợp này, nếu là người nhà của Q em sẽ khuyên bố mẹ Q như thế nào sau đây?
A. Nên cho Q ở nhà đi lao động và nghỉ việc học.
B. Vay ngân hàng theo chính sách xã hội.
C. Vay lãi cao để có thể tiếp tục cho Q đi học.
D. Vay thế chấp ngân hàng để có thể cho Q đi học.
Câu 15. Anh M mới đăng kí sử dụng một loại thẻ mà được chi tiêu, mua sắm thoải mái mặc dù trong thẻ không có tiền, tuy nhiên trong một khoảng thời hạn nhất định nếu anh M không hoàn trả số tiền đã chi tiêu thì anh phải trả một mức lãi theo quy định. Trong trường hợp này, anh M đang sử dụng loại thẻ nào sau đây?
A. Thẻ trả trước.
B. Thẻ ghi nợ quốc tế.
C. Thẻ tín dụng ngân hàng (credit card).
D. Thẻ ATM.
Câu 16. Dấu hiệu để phân biệt tổ chức tín dụng với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân là gì?
A. Đối tượng kinh doanh chính là tiền tệ.
B. Mang tính bắt buộc.
C. Nguồn vốn nhàn rỗi.
D. Mang tính phi ngân hàng.
Câu 17. Tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng thuộc phạm vi áp dụng Luật nào của nước ta?
A. Luật dân sự.
B. Luật tài chính Ngân hàng.
C. Luật Các tổ chức tín dụng.
D. Luật hình sự.
Câu 18. Tín dụng nước ta được chia làm mấy loại cơ bản?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 19. Loại tín dụng được ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn gọi là gì?
A. Tín dụng ngân hàng.
B. Tín dụng nhà nước.
C. Tín dụng thương mại.
D. Tín dụng tiêu dùng.
Câu 20. Tín dụng ngân hàng có đặc điểm gì?
A. Dựa trên cơ sở lòng tin.
B. Có tính thời hạn.
C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện và tiềm ẩn rủi ro.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 21. Hình thức cho vay tín chấp thuộc loại tín dụng nào?
A. Tín dụng nhà nước.
B. Tín dụng ngân hàng.
C. Tín dụng tiêu dùng.
D. Tín dụng thương mại.
Câu 22. Hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cho vay được gọi là gì?
A. Cho vay thế chấp.
B. Cho vay tín chấp.
C. Cho vay trả góp.
D. Hình thức cho vay khác.
Câu 23. Khi sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng, chủ thể có trách nhiệm gì?
A. Cung cấp thông tin chính xác khi đề nghị cấp hạn mức vay tín dụng.
B. Thực hiện thanh toán khoản tiền đã chỉ qua thẻ đăng kí hạn.
C. Không nên để nợ quá hạn vì sẽ bị tích điểm tín dụng xấu và phải chịu mức lãi cao.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 24. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm tín dụng nhà nước?
A. Cho vay với lãi suất ưu đãi, theo kế hoạch, chủ trương của Nhà nước.
B. Lãi suất vay hấp dẫn hơn so với ngân hàng thương mại.
C. Lãi suất vay biến động hơn so với ngân hàng thương mại.
D. Lãi suất vay ổn định hơn so với ngân hàng thương mại.
Câu 25. Loại tín dụng được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm. Đến thời hạn đã thoả thuận, doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi được gọi là gì?
A. Tín dụng thương mại.
B. Tín dụng nhà nước.
C. Tín dụng ngân hàng.
D. Tín dụng tiêu dùng.