Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 21 (có đáp án): Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 20 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 11.
Trắc nghiệm KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 21 (có đáp án): Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Câu 1. Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền
A. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
B. ngăn cấm các hoạt động tôn giáo.
C. phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.
D. bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 2. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Ép buộc người khác theo một tôn giáo nào đó.
D. Học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.
Câu 3. Vào ngày lễ, Tết hằng năm, X thường cùng mẹ đi lễ tại ngôi chùa cổ (là di tích lịch sử – văn hoá) ở gần nhà để bày tỏ sự thành kinh của mình và cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình, bạn bè. Bạn X đã thực hiện quyền nào của công dân?
A. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Được bảo hộ danh dự.
D. Tự do ngôn luận.
Câu 4. Hành vi của bà K trong tình huống sau đã vi phạm quyền nào của công dân?
Tình huống. Chị H và gia đình chị đều theo đạo Y. Đến khi lấy chồng, chị không muốn theo đạo Y để theo đạo P, cùng với đạo của chồng chị. Khi biết tin, bà K (mẹ chị H) không đồng ý, và ra sức ngăn cản. Bà K còn tuyên bố sẽ không gặp mặt chị H nữa nếu chị quyết tâm từ bỏ tôn giáo Y. Trong khi đó, ông M (bố chị H) không ngăn cản vì ông cho rằng, đây là quyền tự do của công dân, không ai có thể ngăn cản người khác theo hoặc không theo tôn giáo nào.
A. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Được bảo hộ danh dự.
D. Tự do ngôn luận.
Câu 5. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
Tình huống. Anh A và chị B là vợ chồng, hai người chung sống cùng nhà với bố mẹ anh A là ông T và bà C. Chị B là người theo tôn giáo và thường đi cầu nguyện nhằm mong muốn có một cuộc sống bình an, tốt đẹp. Nhưng theo anh A, việc thực hành tôn giáo của chị B rất mất thời gian, không mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình. Chị B không đồng ý vì đây là quyền tự do của công dân về tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, anh A vẫn phản đối và thường xuyên lên án, cấm đoán không cho chị thực hành tôn giáo của mình. Thấy vợ chồng hai con thường xuyên bất hòa, ông T và bà C tuyên bố: nếu chị B không từ bỏ việc thực hành tôn giáo thì sẽ đuổi chị B ra khỏi nhà.
A. Anh A và chị B.
B. Chị B và bà C.
C. Ông T, chị B và anh A.
D. Bà C, ông T và anh A.
Câu 6. Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
A. Bà D lợi dụng nghi lễ cúng sao giải hạn để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản của bà M.
B. Giám đốc K phân biệt đối xử giữa nhân viên X và T vì nhân viên X theo tôn giáo P.
C. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.
D. Bà C kiên quyết ngăn cản con gái kết hôn với anh P vì anh P là người theo tôn giáo khác.
Câu 7. Trong quá trình thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo, công dân không được
A. tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.
B. xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
C. tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
D. tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 8. Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đều
A. bị xử phạt hành chính.
B. bị phạt cải tạo không giam giữ.
C. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
Câu 9. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo không gây nên hậu quả nào sau đây?
A. Xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân.
B. Có thể gây tổn hại về sức khỏe, danh dự… của công dân.
C. Ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.
Câu 10. Nhận định nào sau đây sai về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
A. Vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo không để lại nhiều hậu quả tiêu cực.
B. Việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo chỉ xảy ra ở các tôn giáo lớn.
C. Hoạt động mê tín dị đoan không phải là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
D. Mọi người có quyền theo hoặc khôn theo một tôn giáo nào.
Câu 11. Trong các từng hợp sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
Trường hợp 1. K (Đoàn viên thanh niên) tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương.
Trường hợp 2. Ông A thông qua các buổi giảng đạo, truyền đạo cho bà con trong khu vực, giúp mọi người thấu hiểu hơn lẽ phải, đạo đức, lối sống cũng như chấp hành tốt các quy định pháp luật của Nhà nước.
Trường hợp 3. Anh P (cán bộ Phường Y) hỗ trợ nhiệt tình người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Trường hợp 4. Tại bữa tiệc liên hoan cuối năm với nhiều khách hàng của tập đoàn M, khi trao đổi về tôn giáo cùng các thành viên công ty, anh T cho rằng tôn giáo P là ưu việt nhất và khuyên mọi người nên thực hành tôn giáo này. Bên cạnh đó, anh T còn có hành vi hạ thấp vai trò của các tôn giáo khác nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo.
A. Bạn K (trong trường hợp 1).
B. Ông A (trong trường hợp 2).
C. Anh P (trong trường hợp 3).
D. Anh T (trong trường hợp 4).