Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 3 (có đáp án): Lạm phát
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11 Bài 3: Lạm phát sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 11.
Trắc nghiệm KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 3 (có đáp án): Lạm phát
Câu 1. Tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là
A. Tăng trưởng.
B. Lạm phát.
C. Khủng hoảng.
D. Suy thoái.
Câu 2. Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI < 10%) được gọi là tình trạng
A. lạm phát vừa phải.
B. lạm phát phi mã.
C. siêu lạm phát.
D. lạm phát nghiêm trọng.
Câu 3. Tình trạng lạm phát phi mã được xác định khi
A. mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI <10%).
B. đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế rơi vào trạng thái khủng hoảng.
C. mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% CPI < 1000%).
D. giá cả tăng lên với tốc độ nhanh, đồng tiền mất giá nghiêm trọng (1000% CPI).
Câu 4. Quan sát biểu đồ dưới đây và cho biết: trong giai đoạn 2016 - 2021, ở Việt Nam tình trạng lạm phát ở mức độ như thế nào?
A. Lạm phát vừa phải.
B. Lạm phát phi mã.
C. Siêu lạm phát.
D. Lạm phát nghiêm trọng.
Câu 5. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, ngoại trừ việc
A. lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
B. giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
C. tổng cầu của nền kinh tế tăng.
D. chi phí sản xuất tăng cao.
Câu 6. Xác định nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong thông tin sau:
Thông tin.Khi mất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP lớn thì sức ép lạm phát bắt đầu xuất hiện. Ví dụ, trong hai năm 2005 và 2006, GDP của Việt Nam tăng trưởng 17%, trong khi đó, tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi trong ngân hàng tăng tới 73%.
A. Chi phí sản xuất tăng cao.
B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng.
C. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
D. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
Câu 7. Mức độ lạm phát vừa phải sẽ
A. kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
B. không có tác động gì tới nền kinh tế.
C. kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.
D. đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu của của lạm phát đối với đời sống xã hội?
A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.
B. Mức sống của người dân giảm sút.
C. Giảm tình trạng phân hóa giàu - nghèo.
D. Thu nhập thực tế của người lao động giảm.
Câu 9. Tình trạng lạm phát tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất, kinh doanh?
A. Các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.
B. Các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, cải tiến trang thiết bị.
C. Các doanh nghiệp tăng quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.
D. Các doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng lao động có tay nghề cao.
Câu 10. Nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy?
A. Thu hút vốn đầu tư, giảm thuế.
B. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.
C. Giảm mức cung tiền.
D. Tăng thuế.
Câu 11. Để khắc phục tình trạng lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, nhà nước cần
A. giảm thuế.
B. giảm mức cung tiền.
C. giảm lãi suất tiền gửi.
D. tăng chi tiêu ngân sách.
Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?
A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
B. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
C. Tình trạng lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.
D. Lạm phát tăng cao có tác động xấu đến đời sống kinh tế và xã hội.
Câu 13. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?
A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
B. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
C. Tình trạng lạm phát luôn tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nước.
D. Tình trạng lạm phát không ảnh hưởng gì đến đời sống của người dân.