Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án): Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11 Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 11.
Trắc nghiệm KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án): Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Câu 1. Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động
A. sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
B. sáng tạo, phi thực tế, không thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
C. thiết thực, có tính hữu dụng nhưng khó đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
D. vượt trội, có lợi thế cạnh tranh nhưng khó đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
Câu 2. Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ
A. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.
B. điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài.
C. những mâu thuẫn của chủ thể sản xuất kinh doanh.
D. những khó khăn nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt?
A. Tính vượt trội.
B. Lợi thế cạnh tranh.
C. Tính mới mẻ, độc đáo.
D. Tính trừu tượng, phi thực tế.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt?
A. Tính trừu tượng, phi thực tế.
B. Tính mới mẻ, độc đáo.
C. Lợi thế cạnh tranh.
D. Tính khả thi.
Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?
A. Chính sách vĩ mô của Nhà nước.
B. Khát vọng khởi nghiệp chủ thể kinh doanh.
C. Sự đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.
D. Khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.
Câu 6. Một trong những lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh là
A. Chính sách vĩ mô của nhà nước.
B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.
D. Khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt?
A. Tính thời điểm (không sớm hoặc quá muộn so với thị trường).
B. Tính ổn định (cơ hội kinh doanh có tính lâu dài, bền vững).
C. Tính hấp dẫn (mang lại lợi nhuận cao, sức ép cạnh tranh thấp).
D. Tính trừu tượng, mơ hồ, khó thực hiện được mục tiêu kinh doanh.
Câu 8. Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận) được gọi là
A. Lực lượng lao động.
B. Ý tưởng kinh doanh.
C. Cơ hội kinh doanh.
D. Năng lực quản trị.
Câu 9. Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Anh V có năng lực lập kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh.
Câu hỏi: Theo em, nhận định trên nói về năng lực nào của anh V?
A. Năng lực nắm bắt cơ hội.
B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
C. Năng lực phân tích và sáng tạo.
D. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội.
Câu 10. Biết tạo ra sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và thách thức trong công việc kinh doanh của bản thân - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
A. Năng lực thiết lập quan hệ.
B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
C. Năng lực cá nhân.
D. Năng lực phân tích và sáng tạo.
Câu 11. Thực hiện trách nhiệm của người kinh doanh với tổ chức, cộng đồng và xã hội - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
B. Năng lực chuyên môn.
C. Năng lực định hướng chiến lược.
D. Năng lực nắm bắt cơ hội.
Câu 12. Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
B. Năng lực chuyên môn.
C. Năng lực định hướng chiến lược.
D. Năng lực nắm bắt cơ hội.
Câu 13. Biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
B. Năng lực chuyên môn.
C. Năng lực định hướng chiến lược.
D. Năng lực nắm bắt cơ hội.