Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 12 Bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế - Cánh diều
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 12.
Lý thuyết KTPL 12 Bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế - Cánh diều
1. Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới
- Hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới dựa trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, tự do hoá thương mại, cạnh tranh công bằng, minh bạch và ưu đãi dành cho các nước đang phát triển.
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử được thể hiện qua hai chế độ pháp lí là đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc.
+ Theo chế độ đối xử quốc gia, các quốc gia thành viên phải dành những ưu đãi về hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ của các quốc gia thành viên khác không kém thuận lợi hơn so với sản phẩm cùng loại trong nước mình.
+ Theo chế độ đối xử tối huệ quốc, nếu một quốc gia thành viên dành cho một quốc gia thành viên khác các ưu đãi về hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ thì cũng phải dành cho tất cả các quốc gia thành viên khác những ưu đãi tương tự.
- Nguyên tắc tự do hoá thương mại yêu cầu các quốc gia thành viên phải hạn chế, loại bỏ các biện pháp cản trở tự do hoá thương mại như các biện pháp thuế quan và phi thuế quan củng lộ trình thực hiện cụ thể. Các quốc gia thành viên phải mở cửa thị trường trong nước cho các loại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài.
- Nguyên tắc cạnh tranh công bằng cho phép các quốc gia thành viên được tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình dẳng như nhau, thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng, hạn chế tác động của các biện pháp trợ giá, bán phá giá, cấm vận, hạn ngạch.
- Nguyên tắc minh bạch yêu cầu các nước thành viên phải nhanh chóng thông báo về quy định mới của pháp luật được ban hành hoặc sửa đổi, các quyết định tư pháp, quyết định hành chính có liên quan hoặc tác động đến thương mại quốc tế cho các cơ quan của WTO.
2. Hợp đồng thương mại quốc tế
- Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thoả thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế giữa các bên là thương nhân hoặc một trong số các bên là thương nhân có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau, nhằm mục đích sinh lợi nhuận.
- Hợp đồng thương mại quốc tế bao gồm: hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hoá, hợp đồng mua bán thông qua đấu thầu, dấu giá; hợp đồng vận tải hàng hoá, hợp đồng gia cộng sản phẩm; hợp đồng bảo hiểm; hợp đồng đại diện thương mại.
- Chủ thể của hợp đồng có thể là thương nhân, quốc gia hoặc các tổ chức kinh tế.
- Về hình thức, hợp đồng thương mại quốc tế được kí kết bằng lời nói, văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương, hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật các nước liên quan.
- Nội dung của hợp đồng thường bao gồm các điều khoản chủ yếu về tên hàng, số lượng, chất lượng phẩm chất, giá cả, điều khoản giao hàng, phương thức thanh toán, nguồn luật điều chỉnh, điều khoản về bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp.
- Hợp đồng được giao kết theo các nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, thiện chí, trung thực; tuân thủ hợp đồng đã giao kết.