Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 12 Bài 3: Bảo hiểm - Cánh diều
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Bài 3: Bảo hiểm sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 12.
Lý thuyết KTPL 12 Bài 3: Bảo hiểm - Cánh diều
1. Bảo hiểm và các loại hình bảo hiểm
- Bảo hiểm là một dịch vụ tài chính thông qua đó người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm để được bồi thường hoặc chỉ trả bảo hiểm cho những thiệt hại mà người tham gia bảo hiểm hoặc người thứ ba phải gánh chịu khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra.
- Bảo hiểm bao gồm 4 loại hình: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương mại.
- Bảo hiểm ra đời giúp con người chuyển giao rủi ro, chia sẻ rủi ro, khắc phục hậu quả tổn thất.
- Mỗi cá nhân, tổ chức cần:
+ Nhận thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ khi tham gia thị trường bảo hiểm;
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo hiểm;
+ Xây dựng lối sống tiết kiệm;
+ Tích cực tham gia bảo hiểm và tuyên truyền đến cộng đồng xã hội về các lợi ích do việc tham gia bảo hiểm đem lại.
2. Vai trò của bảo hiểm
Trong nền kinh tế thị trường, bảo hiểm có vai trò quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội.
- Về kinh tế:
+ Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính và đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư của các cá nhân;
+ Bảo hiểm còn là một kênh huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội;
+ Góp phần ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
- Về xã hội:
+ Bảo hiểm góp phần giảm thiểu tổn thất, đảm bảo an toàn cho cuộc sống của con người, việc tham gia bảo hiểm còn góp phần hình thành lối sống tiết kiệm trong xã hội;
+ Ngoài ra, bảo hiểm phát triển còn tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp trong nền kinh tế.