Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Cánh diều Chủ đề 1 (có đáp án 2024): Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11 Chủ đề 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 11.
Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Cánh diều Chủ đề 1 (có đáp án 2024): Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Câu 1:
Cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ bùng nổ vào cuối thế kỉ XVIII dựa trên tiền đề kinh tế như thế nào?
A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mỹ bị kìm hãm bởi chế độ cai trị của thực dân Anh.
B. Chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Phong trào “rào đất cướp ruộng” của quý tộc đã đẩy nông dân vào tình cảnh khổ cực.
D. Sự tồn tại của chế độ nô lệ đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 2:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII?
A. Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa.
B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị kìm hãm bởi chế độ phong kiến chuyên chế.
C. Nông nghiệp lạc hậu: năng suất cây trồng thấp; diện tích đất bỏ hoang nhiều,…
D. Phong trào “rào đất cướp ruộng” diễn ra mạnh mẽ khiến 3 triệu nông dân mất đất.
Câu 3:
Tiền đề chính trị của cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là gì?
A. Nhà nước phong kiến do vua Sác-lơ I đứng đầu thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
B. Sự tồn tại của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho quần chúng nhân dân.
C. Vua Sác-lơ I công khai ủng hộ các tín đồ Thanh giáo, gây bất mãn cho Giáo hội Anh.
D. Chính sách cai trị của nhà nước quân chủ lập hiến đã xâm phạm quyền lợi của tư sản.
Câu 4:
Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ hai trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
A. Giai cấp tư sản.
B. Tăng lữ Giáo hội.
C. Quý tộc phong kiến.
D. Bình dân thành thị.
Câu 5:
Tiền đề về xã hội của cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) là: mâu thuẫn giữa
A. quần chúng nhân dân với nhà nước quân chủ lập hiến.
B. đẳng cấp thứ ba với các đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc.
C. nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược.
D. giai cấp tư sản, quý tộc mới với giai cấp vô sản, nông dân.
Câu 6:
Một trong những đại diện tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) là
A. Ph.Vôn-te.
B. A.Xmit.
C. Ph.Ăng-ghen.
D. C.Xanh-xi-mông.
Câu 7:
Những quan điểm tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) đã
A. bảo vệ tư tưởng của Giáo hội Thiên Chúa.
B. dọn đường cho cách mạng vô sản bùng nổ.
C. củng cố hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
D. tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
Câu 8:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?
A. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.
B. Thống nhất thị trường dân tộc.
C. Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến.
D. Hình thành quốc gia dân tộc.
Câu 9:
Một trong những nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là
A. giải phóng dân tộc.
B. xác lập nền dân chủ tư sản.
C. thống nhất thị trường dân tộc.
D. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.
Câu 10:
Ở Nga, cuộc cách mạng năm 1905 - 1907 và Cách mạng tháng Hai năm 1917 đều đặt dưới sự lãnh đạo của
A. giai cấp tư sản và quý tộc mới.
B. giai cấp tư sản và chủ nô.
C. giai cấp tư sản.
D. giai cấp vô sản.
Câu 11:
Một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII) là
A. Ô. Crôm-oen.
B. G. Oa-sinh-tơn.
C. M. Rô-be-spie.
D. V.I. Lê-nin.
Câu 12:
Cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) đã đạt được kết quả nào sau đây?
A. Lật đổ sự thống trị của thực dân của Anh, giành độc lập dân tộc.
B. Bảo vệ độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó của thực dân phương Tây.
C. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
D. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.
Câu 13:
Khi soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một phần nội dung trong bản tuyên ngôn nào dưới đây?
A. Tuyên ngôn hòa bình (Ấn Độ, 1920).
B. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).
C. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ (Mỹ, 1862).
D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp, 1789)
Câu 14:
Đọc đoạn tư liệu dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tư liệu: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa” (Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.314).
Câu hỏi: Nhận định trên của Chủ tịch Hồ Chính Minh đề cập đến vấn đề nào của các cuộc cách mạng tư sản?
A. Tiền đề của cách mạng.
B. Mục tiêu của cách mạng.
C. Động lực của cách mạng.
D. Hạn chế của cách mạng.
Câu 15:
Khẩu hiệu nổi tiếng nào dưới đây có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
A. “Độc lập - Tự do - hạnh phúc”.
B. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
C. “Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.
D. “Thống nhất hoàn toàn hay là chết?”.
Câu 16:
Điểm tương đồng giữa Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp là gì?
A. Giai cấp tư sản độc quyền lãnh đạo cách mạng.
B. Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
C. Sau cách mạng, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
D. Sử dụng tôn giáo cải cách làm “ngọn cờ” tập hợp lực lượng.
Câu 17:
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đã đạt được kết quả nào sau đây?
A. Lật đổ sự thống trị của thực dân phương Tây, giành độc lập dân tộc.
B. Bảo vệ độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó của thực dân phương Tây.
C. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
D. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.
Câu 18:
Cuộc Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII) đã đạt được kết quả nào sau đây?
A. Lật đổ sự thống trị của thực dân của Anh, giành độc lập dân tộc.
B. Bảo vệ độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó của thực dân phương Tây.
C. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
D. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.
Câu 19:
Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII) đã đạt được kết quả nào sau đây?
A. Lật đổ sự thống trị của thực dân của Anh, giành độc lập dân tộc.
B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.
C. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
D. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ; thống nhất lãnh thổ, thị trường dân tộc.
Câu 20:
Động lực của các cuộc cách mạng tư sản bao gồm
A. giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hóa.
B. lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân.
C. quý tộc phong kiến và tăng lữ Giáo hội.
D. quần chúng nhân dân và quý tộc phong kiến.
Câu 21:
Một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu của cuộc Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII) là
A. Ô. Crôm-oen.
B. G. Oa-sinh-tơn.
C. M. Rô-be-spie.
D. V.I. Lê-nin.
Câu 22:
Cuộc Cách mạng Nga năm 1905 - 1907 đặt dưới sự lãnh đạo của
A. giai cấp tư sản và quý tộc mới.
B. giai cấp tư sản và chủ nô.
C. giai cấp tư sản.
D. giai cấp vô sản.
Câu 23:
Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII)?
A. giai cấp tư sản và quý tộc mới.
B. giai cấp tư sản và chủ nô.
C. giai cấp tư sản.
D. giai cấp vô sản.
Câu 24:
“Xây dựng nhà nước pháp quyền, là nhà nước dân chủ tư sản, dựa trên việc quản lí đất nước bằng pháp luật” - đó là mục tiêu cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản trên lĩnh vực
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa.
D. giáo dục.
Câu 25:
Câu 1:
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, do có hệ thống thuộc địa trải rộng ở khắp các châu lục, nên đế quốc Anh được mệnh danh là
A. “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.
B. “đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.
C. “xứ sở của các ông vua công nghiệp”.
D. “đế quốc phong kiến quân phiệt”.
Câu 2:
Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự kiện nào dưới đây đã góp phần mở rộng phạm vi của chủ nghĩa tư bản ở khu vực châu Á?
A. Nhật Bản tiến hành cải cách, canh tân đất nước.
B. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
C. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công.
D. Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc thành công.
Câu 3:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa.
B. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.
C. Không có khả năng chi phối đời sống kinh tế - chính trị của các nước tư bản.
D. Chỉ hình thành các liên kết ngang giữa những xí nghiệp trong cùng một ngành kinh tế.
Câu 4:
Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc là
A. việc xuất khẩu tư bản (khác với xuất khẩu hàng hóa) đã có ý nghĩa quan trọng.
B. chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia.
C. lực lượng lao động có những chuyển biến về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
D. có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ.
Câu 5:
Bức tranh biếm họa “Quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mỹ” cho anh/ chị biết điều gì?
A. Các tổ chức độc quyền ở Mỹ chỉ có khả năng lũng đoạn nền kinh tế.
B. Các tổ chức độc quyền ở Mỹ chỉ có khả năng lũng đoạn nền chính trị.
C. Các tổ chức độc quyền ở Mỹ không có vai trò gì trong đời sống kinh tế.
D. Các tổ chức độc quyền ở Mỹ câu kết chặt chẽ và chi phối nhà nước tư sản.
Câu 6:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Chủ nghĩa tư bản không ngừng điều chỉnh và thích ứng để tồn tại và phát triển.
B. Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.
C. Xuất hiện các tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
D. Các cường quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.
Câu 7:
Một trong những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là
A. thu hẹp được khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
B. giải quyết một cách triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.
C. hạn chế và tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội.
D. có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi để tồn tại và phát triển.
Câu 8:
Sự kiện nào dưới đây phản ánh về thách thức cùa chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Rô-bốt Xô-phi-a được cấp quyền công dân (2017).
B. Phong trào “99 chống lại 1” bùng nổ ở Mỹ (2011).
C. Khủng hoảng thừa (1929 - 1933).
D. Khủng hoảng hoa Tulip (1637).
Câu 9:
Phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước tư bản đã cho thấy chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với thách thức nào sau đây?
A. Gia tăng tình trạng chênh lệch giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội.
B. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém.
C. Thiếu khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh mới.
D. Thiếu kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.
Câu 10:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém.
B. Thiếu khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh mới.
C. Tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu.
D. Thiếu kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.
Câu 11:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Khoảng cách giàu - nghèo được thu hẹp, các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
B. Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ.
C. Có bề dày kinh nghiệm, phương pháp quản lí kinh tế và hệ thống pháp chế hoàn chỉnh.
D. Có khả năng điều chỉnh và thích nghi để tiêp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
Câu 12:
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB độc quyền => CNTB hiện đại.
B. CNTB độc quyền => CNTB hiện đại => CNTB tự do cạnh tranh.
C. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB hiện đại => CNTB độc quyền.
D. CNTB hiện đại => CNTB độc quyền => CNTB tự do cạnh tranh.
Câu 13:
Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính là một trong những đặc trưng của
A. chủ nghĩa đế quốc.
B. chủ nghĩa tư bản hiện đại.
C. chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
D. chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Câu 14:
Hình thức tiêu biểu của các tổ chức độc quyền ở Đức và Pháp vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, là
A. các-ten và tơ-rớt.
B. xanh-đi-ca và các-ten.
C. tơ-rớt và công-xooc-xi-om.
D. con-sơn và công-gô-lô-mê-rết.
Câu 15:
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở nhiều nước tư bản, sự tập trung sản xuất và tập trung nguồn vốn lớn đã dẫn đến sự xuất hiện của các
A. thương hội.
B. phường hội.
C. công trường thủ công.
D. tổ chức độc quyền.
Câu 16:
Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII.
B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.
Câu 17:
Nửa sau thế kỉ XVII, chủ nghĩa tư bản được xác lập ở
A. Hà Lan và Anh.
B. I-ta-lia-a và Đức.
C. Anh và Bắc Mĩ.
D. Pháp và Bắc Mĩ.
Câu 18:
Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cùng với việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã
A. được xác lập ở châu Âu và khu vực Bắc Mỹ.
B. được xác lập ở các quốc gia: Pháp, Đức, I-ta-li-a,…
C. mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.
D. suy yếu và bị thu hẹp phạm vi ảnh hưởng.
Câu 19:
Cuộc cách mạng tư sản nào đã đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu?
A. Nội chiến ở Anh (thế kỉ XVII).
B. Đại cách mạng Pháp (thế kỉ XVIII).
C. Đấu tranh thống nhất nước Đức (thế kỉ XIX).
D. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII).
Câu 20:
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn
A. tự do cạnh tranh.
B. đế quốc chủ nghĩa.
C. chủ nghĩa tư bản hiện đại.
D. chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Câu 21:
Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm
A. tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài.
B. giúp đỡ kinh tế và khai hóa văn minh cho các nước chậm phát triển.
C. di dân sang các nước chậm phát triển, giải quyết khủng hoảng dân số.
D. thúc đẩy sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc.
Câu 22:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Khoảng cách giàu - nghèo được thu hẹp, các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
B. Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ.
C. Có bề dày kinh nghiệm, phương pháp quản lí kinh tế và hệ thống pháp chế hoàn chỉnh.
D. Có khả năng điều chỉnh và thích nghi để tiêp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
Câu 23:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu.
B. Các thiết chế dân chủ vẫn còn nhiều vấn đề bất ổn.
C. Phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống.
D. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn yếu kém.
Câu 24:
Câu 25:
......................................................................
......................................................................
......................................................................