Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Cánh diều Chủ đề 2 (có đáp án 2024): Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11 Chủ đề 2: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 11.
Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Cánh diều Chủ đề 2 (có đáp án 2024): Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay
Câu 1:
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là
A. đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.
B. huy động tối đa nhân tài, vật lực để phục vụ cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và bảo vệ Tổ quốc.
D. ban hành Hiến pháp mới và chiến đấu chống “thù trong giặc ngoài”.
Câu 2:
Đại hội Xô viết toàn Nga lần Thứ hai, khai mạc đêm 25/10/1917 đã
A. ban hành “Chính sách Cộng sản thời chiến”.
B. phát động cuộc chiến đấu chống “thù trong giặc ngoài”.
C. thông qua “Chính sách kinh tế mới” do Lê-nin soạn thảo.
D. tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu.
Câu 3:
Ở Nga, Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1917.
B. Năm 1918.
C. Năm 1919.
D. Năm 1922.
Câu 4:
Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là
A. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Lít-va.
B. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
C. Nga, U-crai-na, Môn-đô-va và Lát-vi-a.
D. Nga, U-crai-na, Tuốc-mê-nix-tan và Ác-mê-ni-a.
Câu 5:
Nội dung nào dưới đâu không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.
B. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.
C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
D. Dùng bạo lực để xây dựng nền chuyên chính vô sản.
Câu 6:
Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 3/1921.
B. Tháng 12/1922.
C. Tháng 3/1923.
D. Tháng 1/1924.
Câu 7:
Trong những năm 1918 - 1921, nhân dân Nga Xô viết đã tiến hành
A. chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo.
B. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
C. cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài.
D. tiến hành Chiến tranh Vệ quốc chống lại phát xít Đức.
Câu 8:
Sự kiện nào dưới đây đánh dấu mốc hoàn thành của quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (tháng 3/1921).
B. Bản Hiệp ước Liên bang được thông qua (tháng 12/1922).
C. Tuyên ngôn thành lập Liên bang Xô viết được thông qua (tháng 12/1922).
D. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (tháng 1/1924).
Câu 9:
Sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nga gắn liền với sự kiện nào sau đây?
A. Cách mạng tháng Hai ở Nga thành công (1917).
B. Cách mạng tháng Mười ở Nga thành công (1917).
C. Chính sách Cộng sản thời chiến được ban hành (1919).
D. Chính sách Kinh tế mới (NEP) được ban hành (1921).
Câu 10:
Tháng 12/1922 diễn ra sự kiện nào sau đây?
A. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua.
B. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.
C. Nước Nga Xô viết tiến hành chính sách Cộng sản thời chiến.
D. Nước Nga Xô viết tiến hành chính sách Kinh tế mới (NEP).
Câu 11:
Mục tiêu của việc thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là
A. chống lại sự tấn công của 14 nước đế quốc.
B. thực hiện hiệu quả Chính sách Kinh tế mới.
C. hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.
D. chống lại cuộc tấn công của phát xít Đức.
Câu 12:
Dòng chữ trên Quốc huy của Liên Xô là
A. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
B. “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
C. “Thống nhất trong đa dạng”.
D. “Giai cấp vô sản thế giới đoàn kết lại”.
Câu 13:
Sau khi được thành lập, Chính quyền Xô viết ở Nga đã ban hành
A. Chính sách kinh tế mới (NEP).
B. Sắc lệnh Hòa bình.
C. Chính sách Cộng sản thời chiến.
D. Đạo luật Trung lập.
Câu 14:
Sau khi được thành lập, Chính quyền Xô viết ở Nga đã ban hành
A. Chính sách kinh tế mới (NEP).
B. Sắc lệnh Ruộng đất.
C. Chính sách Cộng sản thời chiến.
D. Đạo luật Trung lập.
Câu 15:
Nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, ngày 26/10/1917 (theo lịch Nga), Chính quyền Nga Xô viết đã
A. thông qua Chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo.
B. phát động cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
C. ban hành Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh Ruộng đất.
D. ban hành Chính sách Cộng sản thời chiến.
Câu 16:
Đến năm 1940, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết bao gồm bao nhiêu nước cộng hòa?
A. 11 nước.
B. 15 nước.
C. 4 nước.
D. 10 nước.
Câu 17:
Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.
B. Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin.
C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.
D. Để lại bài học kinh nghiệm về mô hình nhà nước sau khi giành chính quyền.
Câu 18:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết đối với Liên Xô?
A. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết.
B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 19:
Đối với quốc tế, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào?
A. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch.
B. Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.
C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 20:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch.
B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.
C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 21:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 1:
Hiện nay, quốc gia nào ở châu Á đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?
A. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Vương quốc Thái Lan.
C. Cộng hòa In-đô-nê-xi-a.
D. Đại Hàn Dân Quốc.
Câu 2:
Trong những năm 1944 -1945, điều kiện khách quan thuận lợi nào đã thúc đẩy nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân?
A. Phát xít Đức chuyển hướng tấn công sang đánh chiếm các nước ở Bắc Âu và Tây Âu.
B. Sự viện trợ về mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa như: Liên Xô, Trung Quốc,…
C. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu.
D. Phe Đồng minh suy yếu, liên tục thất bại và buộc phải rút khỏi mặt trận Đông Âu.
Câu 3:
Trước năm 1945, quốc gia duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là
A. Liên Xô.
B. Trung Quốc.
C. Việt Nam.
D. Cu-ba.
Câu 4:
Trong những năm 1945 -1949, các nước Đông Âu đã hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân thông qua việc tiến hành nhiều chính sách tiến bộ, ngoại trừ việc
A. tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của tư bản.
C. ban hành các quyền tự do, dân chủ.
D. cải cách ruộng đất.
Câu 5:
Từ năm 1949 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu
A. đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân.
C. lâm vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
D. tiến hành cải cách để đưa đất nước thoái khỏi khủng hoảng.
Câu 6:
Từ năm 1949 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu
A. đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân.
C. lâm vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
D. tiến hành cải cách để đưa đất nước thoái khỏi khủng hoảng.
Câu 7:
Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã
A. đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội.
B. đánh dấu sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
C. xác lập hoàn chỉnh cục diện hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
D. khẳng định sự thắng thế hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á.
Câu 8:
Quốc gia nào dưới đây không đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?
A. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
C. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
D. Đại Hàn Dân Quốc.
Câu 9:
Từ năm 1961, Cu-ba
A. bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. phá bỏ được sự bao vây, cấm vận của Mĩ.
C. bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ.
D. tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.
Câu 10:
Đầu thập niên 60, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới bao gồm 14 quốc gia ở
A. châu Phi, châu Âu, châu Á.
B. châu Âu, châu Á và khu vực Mĩ La-tinh.
C. châu Mĩ, châu Phi và châu Á.
D. châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh.
Câu 11:
Chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô vào thời gian nào?
A. 1990.
B. 1991.
C. 1992.
D. 1993.
Câu 12:
Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô?
A. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
B. Phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quá trình cải cách, cải tổ.
C. Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học -công nghệ.
D. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Câu 13:
Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?
A. Là một tổn thất to lớn với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa còn lại.
C. Phản ánh sự sụp đổ, không phù hợp với thực tiễn của học thuyết Mác -Lênin.
D. Là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa đúng đắn, chưa khoa học.
Câu 14:
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sau năm 1991 tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh ở những quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba.
B. Trung Quốc, Nga, Việt Nam, Lào.
C. Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Cu-ba.
D. Lào, Cu-ba, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Câu 15:
Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa cuộc cải cách -mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978) và công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ 1986)?
A. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
B. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.
C. Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
D. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm; thực hiện đa nguyên, đa đảng.
Câu 16:
Trọng tâm trong đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) là
A. cải tổ chính trị.
B. phát triển kinh tế.
C. đổi mới văn hóa.
D. đổi mới hệ tư tưởng.
Câu 17:
Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là
A. mở rộng quan hệ hợp tác, đối thoại, thỏa hiệp.
B. thiết lập quan hệ đồng minh với các nước lớn.
C. tham gia mọi tổ chức khu vực và quốc tế.
D. lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
Câu 18:
Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước châu Á, khu vực Mỹ La-tinh là cơ sở vững chắc để chứng minh
A. chủ nghĩa xã hội có sức sống, có triển vọng thực sự trên thế giới.
B. chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.
C. chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển và mở rộng về không gian địa lí.
D. chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống trên phạm vi thế giới.
Câu 19:
Nội dung nào không phản ánh đúng đường lối trong công cuộc cải cách -mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978 -nay)?
A. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
B. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
C. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
D. Xóa bỏ cơ chế kế hoạch quá, quan liêu, bao cấp.
Câu 20:
Từ khi tiến hành cải cách -mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc có điểm gì mới so với giai đoạn 1949 -1978?
A. Nhà nước nắm độc quyền trong các hoạt động sản xuất và điều tiết nền kinh tế.
B. Cơ chế quản lí bao cấp, hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu.
C. Kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, kinh tế Nhà nước được tăng cường, củng cố.
D. Nền kinh tế hàng hóa vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 21:
Việt Nam có thể học hỏi bài học kinh nghiệm nào từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc?
A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
B. Nâng cao vài trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
D. Hạn chế hội nhập kinh tế để bảo vệ thị trường nội địa.
Câu 22:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đạt được trong công cuộc cải cách mở cửa (từ năm 1978 đến nay)?
A. Nền giáo dục quốc dân phát triển mạnh trên quy mô lớn và có nhiều tiến bộ.
B. Là một trong những cường quốc xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự.
C. Xây dựng được nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
D. Vai trò và vị thế quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.
Câu 23:
Công cuộc cải cách -mở cửa ở Trung Quốc được tiến hành trong bối cảnh quốc tế như thế nào?
A. Sự đối đầu Đông -Tây đang diễn ra mạnh mẽ.
B. Trật tự hai cực Ianta đã sụp đổ hoàn toàn.
C. Xu hướng cải cách trên thế giới đang diễn ra.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ hoàn toàn.
Câu 24:
Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước châu Á, khu vực Mỹ La-tinh là cơ sở để khẳng định
A. con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
B. chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển và mở rộng về không gian địa lí.
C. chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.
D. chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống trên phạm vi thế giới.
Câu 25:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay?
A. Chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội.
B. Nâng cao vị thế quốc tế của Trung Quốc.
C. Để lại nhiều kinh nghiệm cho các nước khác.
D. Củng cố tiềm lực cho hệ thống xã hội chủ nghĩa.
......................................................................
......................................................................
......................................................................