X

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 12.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Kết nối tri thức

1. Bối cảnh lịch sử

Tình hình thế giới và trong nước

- Tình hình thế giới: đầu tháng 8/1945, CTTG thứ hai đã đi đến những ngày cuối cùng.

+ Ở châu Âu: phát xít Đức đã đầu hàng từ tháng 5/1945.

+ Từ ngày 17-7-1945 đến ngày 2-8-1945, Hội nghị Pốt-xđam quyết định giao việc giải giáp vũ khí của quân phiệt Nhật Bản ở Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc ở khu vực phía Bắc vĩ tuyến 16, cho quân Anh ở khu vực phía Nam vĩ tuyến 16.

+ Ở châu Á: quân Đồng minh liên tiếp giáng cho Nhật những đòn nặng nề.

→ Ngày 15/8/1945, Nhật Bản chính thức đầu hàng vô điều kiện Đồng minh.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 | Kết nối tri thức

Nhật Bản kí văn kiện đầu hàng Đồng minh không điều kiện (tháng 8/1945)

- Tình hình Việt Nam:

+ Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang.

+ Quân Đồng minh chưa kịp vào giải giáp quân Nhật.

+ Đảng, quần chúng đã sẵn sàng hành động.

+ Lực lượng trung gian ngả hẳn về phía cách mạng.

→ Thời cơ cách mạng đã chín muồi

Chủ trương của Đảng

- Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, ban bố Quân lệnh số 1, chính thức phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

- Ngày 14, 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.

- Ngày 16, 17-8-1945, Đại hội 945, Đại hội Quốc dân được triệu tập tại Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

2. Diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Đến giữa tháng 8/1945, khí thế cách mạng đã sục sôi trong cả nước.

- Từ ngày 14/8/1945, tại nhiều nơi, cấp bộ Đảng, Việt Minh đã căn cứ tình hình cụ thể của địa phương và vận dụng chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, để phát động nhân dân khởi nghĩa.

- Chiều 16/8/1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ Tân Trào về thị xã Thái Nguyên, mở đầu cuộc Tổng khởi nghĩa.

- Ngày 18/8/ 1945, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất.

- Tối 19/8/1945 khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.

- Ngày 23/8/1945, nhân dân Huế giành được chính quyền.

- Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi tại Sài Gòn.

- Ngày 28/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong cả nước (trừ một số thị xã do quân Trung Hoa Dân quốc chiếm đóng từ trước).

- Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.

- Trong Cách mạng tháng Tám, trước áp lực và hoạt động khôn khéo của lực lượng cách mạng, quân Nhật ở Hà Nội và các địa phương phải án binh bất động, không can thiệp vào tiến trình khởi nghĩa. Nhờ đó, khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 | Kết nối tri thức

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945

a) Nguyên nhân thắng lợi

Nguyên nhân chủ quan

- Đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn, sáng tạo:

+ Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin để lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

+ Trung ương Đảng và Mặt trận Việt Minh đã linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo chớp thời cơ, phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.

- Truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân: dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đoàn kết, vì vậy khi Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc thì toàn dân đã đoàn kết, đồng lòng đứng lên cứu nước.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 | Kết nối tri thức

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đại biểu Quốc dân Đại hội tại Đình Tân Trào (Tranh sơn dầu: Họa sĩ Cao Thương)

- Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo:

+ Đảng Cộng sản Đông Dương đã có quá trình chuẩn bị liên tục trong suốt 15 năm. Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng từng bước được xây dựng, củng cố; quần chúng được tập dượt đấu tranh.

+ Trong quá trình khởi nghĩa giành chính quyền, có sự phối hợp sáng tạo giữa các lực lượng và hình thức đấu tranh: lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang; đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và đấu tranh ngoại giao.

Nguyên nhân khách quan

- Thắng lợi của lực lượng Đồng minh và Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống phát xít, đặc biệt là chiến thắng quân phiệt Nhật Bản, đã tạo ra điều kiện khách quan thuận lợi, củng cố niềm tin cho toàn Đảng, toàn dân vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.

b) Ý nghĩa lịch sử

- Đối với dân tộc Việt Nam

+ Lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp trong hơn 80 năm, của quân phiệt Nhật Bản gần 5 năm; chấm dứt thời kì quân chủ hơn 1000 năm; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc - kỉ nguyên độc lập, tự do; giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

+ Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng hoạt động bí mật trở thành đảng cầm quyền, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.

+ Chứng tỏ năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự sáng tạo và tinh thần yêu nước của nhân dân; chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam.

- Đối với thế giới:

+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.

c) Bài học kinh nghiệm

- Bài học về sự lãnh đạo của Đảng:

+ Đảng là nhân tố quyết định đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

+ Đảng phải có đường lối đúng đắn trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam; chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo cách mạng.

- Bài học về xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc:

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 gắn liền với vai trò quan trọng của Mặt trận Việt Minh trong tập hợp, tổ chức và đoàn kết toàn dân.

+ Thực tiễn đó cho thấy, cần có các hình thức phong phú, sáng tạo để tập hợp, tổ chức quần chúng, đẩy mạnh các phong trào thi đua để khơi dậy tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết dân tộc.

- Bài học về nắm bắt thời cơ: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cho thấy cần xác định đúng thời cơ, chủ động và mau lẹ chớp thời cơ hành động nhằm đưa cách mạng đến thành công.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 12 Kết nối tri thức hay khác: