Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 18 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 12.
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) - Kết nối tri thức
Câu 1: Nhận xét nào sau đây đối với Hiệp định Pa-ri (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là đúng?
A. Kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất, khó khăn nhất.
B. Thắng lợi chung của khối xã hội chủ nghĩa trước âm mưu của Mỹ.
C. Hiệp định đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
D. Là thời cơ trực tiếp để Nhân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam.
Câu 2. Chủ trương đối ngoại nào sau đây được Việt Nam vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?
A. Ngoại giao đi trước, quân sự hỗ trợ.
B. Phối hợp mặt trận chính diện và sau lưng địch.
C. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh vũ trang.
D. Vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa đánh.
Câu 3. Sự kiện nào đây có ý nghĩa là bước ngoặt mới đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 của Nhân dân Việt Nam?
A. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương.
B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
C. Hiệp định Pa-ri được ký kết năm 1973.
D. Chiến thắng Lam Sơn 719 năm 1971.
Câu 4. Thắng lợi nào sau đây đã buộc Mỹ đến Pa-ri đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
A. Vạn Tường.
B. Đồng Xoài.
C. Mậu Thân.
D. Núi Thành.
Câu 5. Thắng lợi nào sau đây đã buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Pa-ri?
A. Điện Biên Phủ trên không.
B. Tiến công chiến lược 1972.
C. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng.
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 6. Các hoạt động đối ngoại thực hiện trong giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước ngày 19/12/1946 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
A. Tạo điều kiện cho các chiến dịch quân sự diễn ra.
B. Tập hợp quần chúng đứng dưới ngọn cờ của Đảng.
C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để chờ sự chi viện.
D. Bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 7. Một trong những kết quả đem lại cho cách mạng Việt Nam từ việc ký Hiệp định Sơ-bộ ngày 6/3/1946 là:
A. đẩy hai mươi vạn quân Tưởng về nước.
B. Pháp còn ở Việt Nam mười ngàn quân.
C. Pháp công nhân độc lập cho Việt Nam.
D. các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ.
Câu 8. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau khi mới ra đời đã thực hiện các hoạt động đối ngoại nhằm
A. bảo vệ chính quyền, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
C. tránh đối đầu cùng lúc nhiều kẻ thù, từng bước đánh bại quân Tưởng và Trung Hoa Dân Quốc.
D. tránh chiến tranh, đàm phán thương lượng bằng mọi giá, đặc biệt là với Chính phủ Pháp.
Câu 9. Một trong những thuận lợi của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) là:
A. nhân dân hăng hái ủng hộ cách mạng.
B. được sự công nhận của các cường quốc.
C. là thành viên của tổ chức Liên hợp quốc.
D. thực dân Pháp đã đầu hàng quân Nhật.
Câu 10. Một trong những khó khăn của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) là
A. phát xít Nhật chưa chấp nhận đầu hàng.
B. phải đối phó với thù trong và giặc ngoài.
C. hai mươi vạn quân Tưởng ở miền Nam.
D. Anh, Mỹ cho Pháp tiến quân ra miền Bắc.
Câu 11. Năm 1945, một trong những hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
A. gửi Công hàm đề nghị các nước lớn công nhận Việt Nam.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Việt Nam cử đại biểu tham dự Đại hội Quốc tế cộng sản.
D. ký với đại diện của chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.
Câu 12. Ngày 6-3-1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký với đại diện của Chính phủ Pháp bản hiệp định nào sau đây?
A. Bàn Môn Điếm.
B. Giơ-ne-vơ.
C. Hiệp định Pa-ri.
D. Hiệp định Sơ-bộ.
Câu 13. Năm 1950, quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là
A. Liên Xô.
B. Trung Quốc.
C. Cộng hoà Dân chủ Đức.
D. Cộng hoà Liên bang Đức.
Câu 14. Một trong những đối tượng của hoạt động đối ngoại mà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiến hành từ sau Cách mạng tháng Tám (1945) là:
A. Pháp.
B. Cuba.
C. Ai Cập.
D. Anh.
Câu 15. Các hoạt động đối ngoại mà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tiến hành từ sau Cách mạng tháng Tám phải tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?
A. Không vi phạm đến chủ quyền dân tộc.
B. Không nhân nhượng thỏa hiệp với Pháp.
C. Nhân nhượng tất cả yêu cầu của Tưởng.
D. Giải quyết xung đột bằng thương lượng.
Câu 16. Nội dung nào sau đây thể hiện mục đích của việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946
A. Kéo dài thời gian hòa bình để chuẩn bị kháng chiến.
B. Tranh thủ thời gian để điều động bộ đội từ Nam ra.
C. Đợi chi viện từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
D. Tranh thủ khi lực lượng Pháp còn yếu để đàm phán.
Câu 17. Nội dung nào sau đây là điểm giống nhau cơ bản giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) và Hiệp định Pa-ri (1973)?
A. Đều buộc các nước đế quốc chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút hết quân về nước.
B. Là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền tự do cơ bản của Nhân dân Việt Nam.
C. Các bên thừa nhận trên thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội.
D. Thỏa thuận các bên ngừng bắn thực hiện chuyển quân, tập kết, chuyển giao khu vực.
Câu 18. Một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng để đàm phán đi đến ký kết Hiệp định Sơ-bộ 1946, Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 và Hiệp định Pa-ri 1973 là:
A. tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
B. phạm vi đóng quân chia thành vùng riêng biệt.
C. các bên tham chiến phải nhanh chóng rút quân.
D. không được sử dụng các loại vũ khí hủy diệt.