X

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 28 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 12.

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc - Kết nối tri thức

Câu 1. Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc đã kết thúc khi

A. tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921)

B. tham dự và sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920)

C. ủng hộ Quốc tế III và trở thành người cộng sản VN đầu tiên (12/1920)

D. đọc Sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920)

Câu 2. Ý nào dưới đây không phải là họat động của Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quốc?

A. Mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ ở Quảng Châu

B. Thành lập Hội VN Cách mạng Thanh niên

C. Xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh

D. Tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân

Câu 3. Quá trình phân hóa của Hội VN Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự thành lập của tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?

A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng

B. An Nam Cộng sản đảng, Việt Nam Quốc dân đảng

C. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn

D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng

Câu 4. Trong thời gian hoạt động ở Liên Xô (1923-1924), Nguyễn Ái Quốc đã tham dự hội nghị nào sau đây?

A. Hội nghị Quốc tế Nông dân.

B. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

C. Hội nghị thành lập Đảng Thanh niên. 

D. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 5. Trong thời gian hoạt động ở Pháp (1917-1923), Nguyễn Ái Quốc đã tham gia thành lập tổ chức nào sau đây?

A. Hội Liên hiệp thuộc địa.

B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 6. Trong thời gian hoạt động ở Liên Xô (1923-1924), Nguyễn Ái Quốc đã tham dự đại hội nào sau đây?

A. Đại hội thành lập Đảng Thanh niên.

B. Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Đại hội thành lập Đảng Lao động Việt Nam.

D. Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.

Câu 7. Một trong những lực lượng tham gia phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong những năm 1925-1930 là

A. tư sản mại bản.  

B. địa chủ thân Pháp.

C. địa chủ thân Nhật.

D. giai cấp nông dân.

Câu 8. Sự kiện bản Yêu sách của nhân dân An Nam không được Hội nghị Vécxai chấp nhận (tháng 6-1919) để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam?

A. Nội lực là yếu tố quyết định trong cuộc đấu tranh giành quyền dân tộc.

B. Muốn giải phóng dân tộc phải có sự ủng hộ của nhân dân chính quốc.

C. Để giải phóng dân tộc không được dựa vào sự giúp đỡ của bên ngoài.

D. Các diễn đàn quốc tế không thể giải quyết được vấn đề dân tộc.

Câu 9. Tháng 6 năm 1925 đánh dấu sự ra đời của tổ chức cách mạng nào ở Việt Nam? 

A. Tân Việt Cách mạng đảng

B. Việt Nam Quốc dân đảng

C. Đông Dương Cộng sản đảng.  

D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 10. Tháng 7 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà yêu nước Triều Tiên, In-đô-nê-xia đã? 

A. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri.

B. Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

C. Xây dựng cơ sở cách mạng để tập hợp các dân tộc bị áp bức, 

D. Lãnh đạo phong trào của giai cấp công nhân phát triển mạnh ở các nước.

Câu 11. Xác định ý đúng về vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1941-1945:

A. chuẩn bị toàn diện về lực lượng, căn cứ địa, lãnh đạo cách mạng tháng Tám thành công, soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.

B. lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền, tiến hành kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

C. chuẩn bị lực lượng chính trị, vũ trang, căn cứ địa, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

D. dự đoán chính xác thời cơ, kịp thời lãnh đạo toàn dân tổng nghĩa, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Câu 12: Sau khi trở về nước (1/1941), Nguyễn Ái Quốc đã chọn Cao Bằng là căn cứ địa cách mạng đầu tiên vì:

A. có hệ thống giao thông thuận lợi và địa hình phức tạp.

B. có lực lượng chính trị và phong trào quần chúng tốt từ trước.

C. có lực lượng vũ trang lớn mạnh, lực lượng trung gian ngả về cách mạng.

D. chính quyền địch ở đây suy yếu và sở hở.

Câu 13: Ý nào không đúng về vai trò của mặt trận Việt Minh do Nguyễn Ái Quốc sáng lập giai đoạn 1941 đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. góp phần xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu.

B. tham gia xây dựng lực lượng vũ trang.

C. giữ vai trò quyết định với thành công của cách mạng tháng Tám 1945.

D. Phối hợp với lực lượng đồng minh tham gia chính quyền.

Câu 14: Ngày 22/12/1944, Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập

A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

B. Việt Nam cứu quốc quân.

C. Việt Nam độc lập đồng minh.

D. Hội Cứu quốc.

Câu 15. Vai trò to lớn của Hồ Chí Minh trong những ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là

A. Triệu tập Hội nghị toàn quốc tháng 8 năm 1945, thông qua kế hoạch khởi nghĩa.

B. Triệu tập Hội nghị lần thứ 8 (4/1941), thành lập Việt Minh.

C. Triệu tập Hội nghị thành lập Đảng tháng 2 năm 1930, thông qua Cương lĩnh chính trị.

D. Triệu tập Hội nghị tháng 11/1939, thông qua các chính sách của Việt Minh.

Câu 16:Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”

(Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập hồi kí, NXB Quân đội nhân dân, tr 129-130)

Câu nói trên của Bác Hồ đã thể hiện điều gì?

A. Thời cơ cách mạng tháng Tám đã chín muồi và quyết tâm giành độc lập tự do của dân tộc.

B. Sự dự báo thời cơ cách mạng tháng Tám trên cơ sở phân tích tình hình trong nước và thế giới.

C. Kế hoạch lãnh đạo toàn Đảng toàn dân nổi dậy giành chính quyền.

D. Nhân dân ta đã giành chính quyền thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Câu 17. Trong việc giải quyết mối quan hệ Việt-Pháp (từ đầu tháng 3 đến trước ngày 19-12-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã

A. nhận viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.

B. thực hiện chủ trương “hoà để tiến”.

C. đối đầu quân sự với thực dân Pháp.

D. từ chối thiết lập quan hệ với phương Tây.

Câu 18. Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ đầu tháng 3 đến tháng 12-1946) có tác dụng nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?

A. Buộc thực dân Pháp thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ.

B. Đã tránh được cuộc chiến tranh với thực dân Pháp sau này.

C. Kéo dài thời gian hoà bình để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

D. Chuẩn bị trực tiếp cho Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không phải vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ tháng 12-1946 đến tháng 7-1954 của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

A. Ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.  

B. Chủ động kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.

C. Họp bàn, chỉ đạo các chiến dịch quan trọng. 

D. Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.

Câu 20. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đẩy mạnh hoạt động ngoại giao với nhân dân Pháp tiến bộ, Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu (1949-1950) đem lại tác dụng nào sau đây?

A. Tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước đối với cuộc kháng chiến.

B. Đặt cơ sở cho Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

C. Buộc Chính phủ Trung Hoa Dân quốc rút hết quân ra khỏi Việt Nam.

D. Tạo điều kiện thuận lợi để miền Bắc Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 21. Các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm 1945-1946 có ý nghĩa quan trọng nào sau đây?

A. Hoàn chỉnh đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp.

B. Buộc thực dân Pháp phải công nhận Việt Nam độc lập.

C. Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong kháng chiến.

D. Giúp Việt Nam nhận được nhiều viện trợ từ các nước.

Câu 22. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã hoạch định đường lối chiến lược cho cách mạng miền Bắc thời kì 1954-1975 là:

A. có điều kiện để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. hoàn thành cuộc cách mạng ruộng đất và khôi phục kinh tế.

C. hàn gắn vết thương chiến tranh, hậu phương lớn của cả nước.

D. hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Câu 23. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao chân lí

A. không có gì quý hơn độc lập tự do.   

B. đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.

C. tranh thủ ủng hộ của bạn bè quốc tế. 

D. biết người biết ta trăm trận trăm thắng.

Câu 24. Một trong những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1969 là

A. đọc thơ, chúc tết đồng bào ta mỗi dịp Xuân về.

B. tăng cường hợp tác với các nước nhờ đánh Mỹ.

C. kêu gọi nhân dân quyên góp thóc gạo đánh Mỹ.

D. mở các lớp xóa mù để diệt giặc dốt cho nhân dân.

Câu 25. Nội dung nào sau đây là một trong những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thời kì 1965 - 1968?

A. Cùng với Trung ương Đảng phân tích, dự báo tình hình và quyết tâm đánh thắng quân Mỹ.

B. Cùng với các tướng lĩnh trực tiếp xuống trận địa để chỉ huy các trận đánh của quân đội Việt Nam.

C. Đi thăm các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, tranh thủ các nước nhờ giúp Việt Nam đánh Mỹ.

D. Cùng với Trung ương Đảng hoạch định đường lối chiến lược cho cách mạng hai miền Nam - Bắc

Câu 26. Các bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh mỗi dịp Xuân về có ý nghĩa gì?

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.  

B. Tuyên bố độc lập, chủ quyền dân tộc.

C. Là lời động viên nhân dân cả nước.  

D. Tổng kết kinh nghiệp chống Mỹ.

Câu 27. Các bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh mỗi dịp Xuân về có ý nghĩa gì?

A. Truyền đạt đường lối kháng chiến của Đảng.

B. Tuyên bố độc lập, chủ quyền dân tộc Việt Nam.

C. Ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Mỹ.

D. Tổng kết kinh nghiệm kháng chiến chống Mỹ.

Câu 28. Chủ tịch Hồ Chí Minh có đóng góp nào sau đây đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam?

A. Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản.

B. Hoạch định đường lối của Đảng với tư cách là Tổng Bí thư.

C. Trực tiếp chỉ đạo các cuộc tổng tiến công và nổi dậy.

D. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các quốc gia dân chủ.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: